MÓNG BĂNG CÓ BỐ TRÍ THÉP LỚP TRÊN CHO BẢN MÓNG?

Móng băng có bố trí thép lớp trên cho bản móng không? Cùng tìm hiểu quan điểm thiết kế móng băng, để tìm câu trả lời. Tìm hiểu ngay! “Ăn để …

TÍNH CHIỀU DÀI NỐI THÉP – THEO TCVN 5574:2018 – EXCEL 80

Tính chiều dài nối thép – theo TCVN 5574:2018 cần những thông số gì? Những điểm cần chú ý khi tính toán chiều dài nối thép? Tìm hiểu ngay! Trong cuộc …

CHỌN COMBO NÀO ĐỂ TÍNH SỐ LƯỢNG CỌC TRONG ĐÀI?

Chọn Combo nào để tính số lượng cọc trong đài? Căn cứ vào đâu, để ta áp dụng Combo đó để tìm ra số lượng cọc? Tìm hiểu ngay! “Đi tìm …

Kinh nghiệm chọn thép trong các cấu kiện như thế nào? Các yếu tố nào cần quan tâm khi chọn thép để có thể thi công dễ dàng? Tìm hiểu ngay.

KINH NGHIỆM CHỌN THÉP TRONG CÁC CẤU KIỆN - P1

“TÍNH TOÁN GIỎI LÀ NGƯỜI HỌC TỐT
THỂ HIỆN BẢN VẼ DỄ NHÌN LÀ NGƯỜI TỪNG TRẢI”
– Daniel Võ –

Cám ơn Tất cả mọi người!

Thứ mà khách hàng nhận được là gì? Đó là sản phẩm, mà một sản phẩm ra đời thì cần sử dụng một cách đơn giản, dễ nhìn, dễ sử dụng, kiểm soát. Và một trong số tiêu chí để đánh giá bản vẽ thiết kế xây dựng là TỐT nằm ở sự chọn thép ra sao? Để vừa thể hiện sự AN TOÀN và TIỆN LỢI cho thiết kế và cả thi công.

KINH NGHIỆM CHỌN THÉP TRONG CÁC CẤU KIỆN - P1
KINH NGHIỆM CHỌN THÉP TRONG CÁC CẤU KIỆN – P1 – Vobaotoan.com

1         VÁCH HẦM – RETAINING WALL

Thông thường chọn vách hầm thường chọn theo 02 cách :

  • Thép phía trong và phía ngoài vách phải cùng bước thép => để dễ kiểm soát.

Ex: Hình bên dưới sử dụng T12-150 cho trong và ngoài bể (cùng phi-cùng bước thép. Cũng có thể chọn khác phi-cùng bước thép).

KINH NGHIỆM CHỌN THÉP TRONG CÁC CẤU KIỆN - P1
  • Thép phía trong và phía ngoài vách phải cùng bước thép NHƯNG gia cường thêm cho khu vực ngoài bể.

Ex: Hình bên dưới sử dụng T14-200 cho trong và ngoài nhà (Tăng cường thêm T14-200 cho ngoài nhà). Ở đây qui định ngoài nhà chịu tải tác động nhiều hơn trong nhà.

KẾT LUẬN:

Thông thường thép vách chỉ sử dụng 02 loại bước thép T-150 và T-200 để tiết kiệm và dễ thi công. Trường hợp chọn T-100 nên hạn chế vì:

  • Thép quá dày => khó thi công.
  • Sẽ dư nhiều đoạn đầu vì nội lực lớn nhất chủ yếu nằm ở chân tường.
  • Chọn thép lớn quá => hàm lượng thép lớn => chưa tối ưu giữa bê tông và cốt thép NÊN nghĩ đến phương án tăng chiều dày vách để chống thấm và nứt tốt hơn.

2         MÓNG – FOUNDATION

Thép móng thường bố trí đơn giản như thép sàn thường 03 loại bước thép: 100-150 và 200. Nhiều hơn thì bố trí 2 hoặc 3 lớp thép lên nhau,.,

  • Móng không nằm cùng COTE với sàn hầm: Thép lớp trên móng thể hiện chung với thép lớp trên mặt bằng móng và mặt cắt móng.
KINH NGHIỆM CHỌN THÉP TRONG CÁC CẤU KIỆN - P1
  • Móng nằm cùng COTE với sàn hầm: Thép lớp trên móng KHÔNG thể hiện chung với thép lớp trên mặt bằng móng và mặt cắt móng. Sẽ lấy thép sàn làm thép lớp trên của móng (điều kiện thép lớp trên của móng không quá lớn so với thép sàn)

EX: THÉP LỚP TRÊN SÀN T14-200, bố trí thêm T16-200 là đủ.

KINH NGHIỆM CHỌN THÉP TRONG CÁC CẤU KIỆN - P1

  • Trường hợp thép lớp trên đài lớn hơn thép sàn hầm nhiều thì tách ra thép lớn trên móng thể hiện chung với thép lớp dưới móng trong mặt bằng và mặt cắt của móng.
KINH NGHIỆM CHỌN THÉP TRONG CÁC CẤU KIỆN – P1 – Vobaotoan.com

NOTE:

  • Khi móng lớn hơn 1200mm thì thép đứng nên cắt ra để dễ thi công móng hơn.
  • Thanh thép chống, đường kính tối thiểu là T14, ngoài chống nứt, đỡ thép lớp trên còn để phục vụ thi công.
  • Đối với móng khác với sàn, PHƯƠNG cạnh dài sẽ là chịu lực chính => Thép theo phương cạnh dài sẽ lớn hơn cạnh ngắn (do chiều dài cánh tay đòn dài hơn).

(CÒN TIẾP)…

Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.

VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *