Chia sẻ với mọi người tài liệu tham khảo, phục vụ cho chuyên ngành của chúng ta. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH CỌCDownload: CLICK HERE BÁO CÁO THÍ NGHIỆM KÉO CỌCDownload: CLICK …
Đây là điều mà biết bao nhiêu năm nay đội tuyển bóng đá Việt Nam luôn ấp ủ muốn đạt được Huy chương Vàng môn bóng đá Nam seagames và đã đạt được sau gần ấy năm trải qua biết bao nhiêu thế hệ vàng của các danh thủ bóng đá Việt Nam như:Lê Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Lê Công Vinh và bây giờ là Quang Hải,..
Cảm giác lần đầu đạt được chuyện ấy như thế nào các BẠN nhỉ? Một cảm giác thật khó tả phải không? Có thể là một cảm xúc “VỠ ÒA” trong sự sung sướng.
Và hôm nay cảm xúc ấy lại xuất hiện trong mình nhưng hơi ích kỷ một chút vì điều đó chỉ riêng mình mà thôi khi nhận được “Chứng chỉ hành nghề xây dựng” sau 8 năm một chặng đường.
VÂNG chuyện này cũng rất bình thường đối với nhiều người làm trong nghề thiết kế chỉ cần làm 5 năm, 5 công trình là có ngay đó mà. NHƯNG riêng mình thật khác lạ VÌ trong quãng thời gian ấy cứ lưu lạc qua từng công ty khác nhau nên hồ sơ hơi gặp chút khó khăn trong việc xác thực có thật sự làm hay chưa? Hay ông cố quăng bom cho có?😂😂😂
ÔI càng khó khăn thì mới càng quý giá và cảm giác càng trân trọng. Có phải những thứ càng khó đạt được chúng ta mới càng có cảm xúc nhỉ?
Phần mềm SAFE 6: Cách chọn và quản lý Strips như thế nào cho dễ quản lý khi vừa có STRIP sàn và STRIP của móng? Tìm hiều nhé.
“Chúng ta không thể trở thành người chúng ta muốn bằng cách cứ mãi là chúng ta” – Max Depreu –
Khi các BẠN vẽ Design Strip để
tính thép móng và thép sàn tầng 1, khi xuất nội lực từ SAFE sang Excel các bạn
có gặp vấn đề gì khi mọi thứ không sắp xếp theo đúng thứ tự như mong muốn của
bạn không? Và BẠN đã xử lí tình huống đó như thế nào? HÔM NAY mình chia sẻ với
các BẠN:
CÁCH CHỌN VÀ QUẢN LÝ STRIP DESIGN DỄ DÀNG
TRONG SAFE
BÍ MẬT TRONG TẦM
TAY – CÙNG KHÁM PHÁ NHÉ
Đây là mặt bằng móng và sàn trệt của 1 chung cư ở Quận
2 trên đường Mai Chí Thọ với quy mô 24 tầng. Để tính thép móng và thép sàn
chúng ta cần vẽ STRIP DESIGN cho cả móng và sàn. VẬY câu hỏi ở đây làm thế nào
để quản lý STRIP sàn và STRIP móng để xuất sang Excel tính toán cho dễ dàng?
Nhìn vào 2 hình trên các BẠN có thể dễ dàng nhận thấy rằng chúng ta có thể dễ dàng ẨN/HIỆN dễ dàng STRIP của móng hay của sàn và chọn chúng để xuất nội lực qua Excel mà không tốn nhiều thời gian.
(**)CÁC
BƯỚC THỰC HIỆN như sau:
BƯỚC 1: Vẽ hết các STRIP trong móng mà các bạn mong muốn và đổi tên STRIP sao cho phù hợp nhất đối với bạn như hình bên dưới.
BƯỚC 2: Nhóm các STRIP móng thành 1 Group cho dễ quản
lý
Vào Select/Label xuất hiện hộp thoại.
Chọn mục Design Strip trong Object Type và chọn
hết Strip liên quan đến móng mà bạn vừa mới vẽ ra: tiến hành theo các bước từ
1-4 theo hình bên dưới.
Các STRIP được chọn sẽ được CHỌN thể hiện như bên dưới:
BƯỚC 3: Nhóm các STRIP móng thành 1 Group cho dễ quản
lý. Vào Assign/Assign to Group
BƯỚC 4: Lặp lại các bước 1 đến bước 3 lại nhưng lần
này cho sàn. Các bạn sẽ có được kết quả như sau:
Và
bây giờ các bạn ẨN/HIỆN hay chọn STRIP cho móng hoặc sàn các
bạn chỉ cần vào Select/Groups và
chọn đối tượng nào mà mình muốn dùng mà thôi.
Bài HÔM NAY các bạn thấy có dễ thực hiện không? Các bạn có thể SHARE cho mọi người nếu thấy bổ ích và comment nếu cần bổ sung để tốt hơn nhé.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề này TẠI ĐÂY.
“Muốn kiểm soát mọi thứ dễ dàng, thì việc đầu tiên chúng ta cần đơn giản chúng” – Daniel Võ –
Phần mềm SAFE 5: Làm thế nào để vẽ nhanh một mặt bằng STRIP từ 1 file đã có sẵn mặt bằng STRIP với mặt bằng tương tự? Tìm hiểu nhé.
“Tin rằng bạn có thể làm một điều gì đó đồng nghĩa với việc bạn đã đi được nửa đường đến đó” – Theodore Roosevelt –
Khi chúng ta thiết kế sàn của
một công trình thì việc vẽ STRIP DESIGN để lấy nội lực hay thiết kế thép trong
SAFE thì điều bắt buộc thì chúng ta cần phải vẽ các STRIP DESIGN. Vậy khi gặp
phải nhiều mặt bằng tương tự. LÀM THẾ NÀO để rút ngắn thời gian vẽ các STRIP
này? Khi thời gian có hạn cần làm gấp để làm thuyết minh bản vẽ, vì mặt bằng
tương tự nhau thì nội lực trong sàn có thể sẽ không thay đổi nhiều NHƯNG cần có
nội lực để làm thuyết minh hay xuất ra cho SẾP phê duyệt. VÌ THẾ hôm nay mình
chia sẻ với các BẠN:
CÁCH VẼ NHANH MẶT BẰNG STRIP SANG 1 FILE KHÁC
BÍ MẬT TRONG TẦM
TAY – CÙNG KHÁM PHÁ NHÉ
Đây là 2 mặt bằng tương tự nhau chỉ khác nhau về vị
trí TẦNG nhưng vẽ STRIP thì như nhau. Như trong bài trước mình sử dụng
EDIT/COPY rồi sang file kia PASTE là xong thì đối với STRIP DESIGN thì SAFE
không hỗ trợ cho chúng ta chức năng này. VÌ THẾ các BẠN cần làm các bước như
sau:
BƯỚC
1: Export Model sang CAD với đuôi file .DXF/DWG
đối với từng file 1.
– Xuất file D09C-LEVEL 10.EDB sang CAD lưu thành file D09C-LEVEL 10.DXF. CHÚ Ý 2 file phải cùng tên chỉ khác tên đuôi file.
Làm tương tự cho mặt bằng tầng 23.
– Xuất file D09C-23.EDB sang CAD lưu thành file D09C-23.DXF. CHÚ Ý 2 file phải cùng tên chỉ khác tên đuôi file.
BƯỚC
2: Thư mục chứa 2 file .DXF và mở cả 2 file lên
bằng AUTOCAD.
BƯỚC 3: Bạn COPY toàn bộ STRIP DESIGN từ bên file D09C-LEVEL 10.DXF sang file D09C-23.DXF.
Bạn cần SAVE lại file D09C-23.DXF và thoát khỏi AUTOCAD.
BƯỚC 4: Mở lại file D09C-23.EDB trong SAFE và IMPORT file D09C-23.DXF vào trong SAFE.
Và bạn sẽ thấy điều kì diệu sẽ hiện ra trước mắt bạn.
Các
bạn đã thực hiện dễ dàng phải không nào? Có vướng mắc chỗ nào không? Các bạn có
thể SHARE cho mọi người nếu thấy bổ
ích và comment nếu cần bổ sung để tốt hơn nhé.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề này TẠI ĐÂY.
“Những phẩm chất tuyệt vời của bản thân chỉ hiện ra, khi ta quyết tâm làm một điều gì đó” – Daniel Võ –
Bạn còn nhớ thời gian gần nhất được sờ mó vào cái mới để nhấn F5 cho cuộc đời mình là khi nào? Trả lời câu trên chớ suy nghĩ lung tung nhé. Cái mới mẻ mà Toàn muốn nhắc đến là đi và khám phá những nơi chưa từng đặt chân đến. Và lần này có dịp ghé thăm một địa danh nổi tiếng được sáng tác thành thơ, phổ thành nhạc:
“….có bến Ninh kiều Nhìn qua nhìn lại chỉ toàn giai nhân”
Chắc ai cũng đoán được đại danh này rồi nhỉ? Bạn đã đến mảnh đất này bao giờ chưa? Chắc hẳn sẽ có bạn đã đến đây vài lần rồi? Vì phong cảnh và con người nơi đây thú vị vậy mà. Nhưng đây là chuyến đi đầu tiên của mình về nơi ấy. Chao ôi, cảm giác thật tuyệt vời! Được ngắm nhìn cây cầu dây văng cao vời vợi Bắc qua sông Hậu, con sông này hàng năm đồi đắp biết bao nhiêu phù sa cho các tỉnh đồng bằng sông cửu Long.
Và những chiếc tàu xinh đẹp lung linh về đêm trên bến NINH KIỀU và thưởng ngoạn trên cây cầu TÌNH YÊU có cảm giác như mình từng đi trên cầu ánh sao ở khu đô thị PMH Quận 7 khi tham gia đi bộ từ thiện Lawrence S. Ting của công ty Sino Pacific.
Đến nơi đây thì bạn không thể bỏ qua chợ NỔI “Cái Răng” để xem có gì đặc biệt và khác biệt gì so với chợ trên cạn nhé.
Nào ngắm những hình ảnh nên thơ từ mảnh đất sông nước này.
Phần mềm SAFE 4: Vẽ mặt bằng đài cọc từ 1 file cũ có sẵn sang 1 file SAFE như thế nào để tiết kiệm thời gian nhất? Tìm hiểu nhé
“Một cách vận dụng tối đa cuộc sống là xem nó như một cuộc phiêu lưu” – William Fearther –
Cám ơn Tất cả mọi người!
Khi bạn đang làm trong giai
đoạn BASIC DESIGN số lượng cọc và kích thước hình dạng đài cọc đã được duyệt
nhưng khi sang giai đoạn DETAIL DESIGN có một số thay đổi trên mặt bằng kết cấu
NHƯNG muốn kiểm tra với tải trọng đó thì mặt bằng cọc cũ có ĐỦ khả năng chịu
lực không? Thì suy nghĩ ĐƠN GIẢN NHẤT là cứ làm lại từ đầu theo số liệu mới
(tức là: vẽ lại đài, cọc,…). Lúc đó mình tự hỏi có cách nào NHANH HƠN KHÔNG?
Vì mặt bằng đài cọc không phải là ít mà cứ làm kiểu này:”CHẮC ĐỜI CON XEM NHƯ TÀN QUÁ”. Chính vì thế HÔM NAY mình chia sẻ
với các bạn tình huống mình đã từng gặp phải hi vọng sẽ giúp các bạn chưa biết
sẽ tránh được tình trạng này.
CÁCH VẼ NHANH MẶT BẰNG ĐÀI CỌC SANG 1 FILE
KHÁC
BÍ MẬT TRONG TẦM
TAY – CÙNG KHÁM PHÁ NHÉ
BƯỚC
1: Bạn vào Select/Properties/Slab Properties sẽ
xuất hiện hộp thoại sau:
BẠN chọn ALL tiết diện sàn và nhấn OK.
BƯỚC
2: Bạn vào EDIT/COPY toàn bộ sàn bạn vừa mới chọn
trong mô hình Basic Design.
BƯỚC
3: Bạn qua mô hình nội lực mới trong giai đoạn
Detail Design. Cũng vào EDIT/PASTE để copy toàn bộ sàn sang.
Sẽ xuất hiện hộp thoại sau: Các bạn làm theo các bước
như trong hình nhé:
Và
bạn sẽ thấy điều kì diệu sẽ hiện ra trước mắt bạn? Bây giờ bạn chỉ cần Gán lại
TIẾT DIỆN cho đúng với mong muốn là được.
Các bạn đã thực hiện dễ dàng phải không nào? Có vướng mắc chỗ nào không? Các bạn có thể SHARE cho mọi người nếu thấy bổ ích và comment nếu cần bổ sung để tốt hơn nhé.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề này TẠI ĐÂY.
“Khi bạn nhìn mọi thứ đơn giản hơn, thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với bạn” – Daniel Võ –
Phần mềm SAFE 3: Vẽ STRIP có mặt bằng phức tạp có tốn nhiều thời gian không? Làm thế nào để làm nhanh nhanh nhất có thể? Tìm hiểu nhé.
“Chúng ta có thể phàn nàn vì trong bụi hoa hồng có gai, hoặc là vui mừng vì trong bụi gai có hoa hồng” – Abraham Lincoln –
Hôm nay mình chia sẻ với các
bạn cách để vẽ STRIP DESIGN có mặt bằng PHỨC TẠP trong SAFE sao cho NHANH NHẤT
và cũng ĐẸP NHẤT nữa nhé các bạn:
LÀM
THẾ NÀO ĐỂ VẼ STRIP DESIGN CÓ MẶT BẰNG PHỨC TẠP TRONG SAFE?
BÍ MẬT TRONG TẦM
TAY – CÙNG KHÁM PHÁ NHÉ
Đây là mặt bằng sàn tầng 2F sau khi vẽ xong STRIP
DESIGN TRONG SAFE có hình dạng như sau : Có bạn thấy có đẹp không? Hãy làm theo
các bước sau của mình nhé.
Đây là mặt bằng sàn tầng 2F xuất từ ETABS sang SAFE có
hình như sau:
BƯỚC 1: Hãy vẽ 1 STRIP bất kỳ tại mặt bằng mà bạn dễ vẽ thẳng và đẹp mắt nhất. Như ví dụ trên là vùng khoanh màu đỏ.
Bạn chọn Draw/Draw Design Strips.
Sẽ xuất hiện hộp thoại sau và Bạn nên tuân theo 3 qui tắc này dùm mình nhé:
Strip A: Dùng để vẽ Strip theo phương ngang.
Strip B: Dùng để vẽ Strip theo Phương đứng.
Vẽ Strip có bề rộng 0.5m mỗi bên (Nghĩa là bề rộng 1Strip là 1m)
BƯỚC 2: Đây là
bước THEN CHỐT trong chủ đề ngày HÔM NAY các bạn hãy thực hiện tốt nhé. Đó là Export file SAFE sang AUTOCAD.
BƯỚC
3: Đặt tên file có
đuôi .DXF Để có thể Export và Import
từ CAD sang SAFE thì đặt 2 tên trong SAFE cùng tên
và cùng trong một thư mục.
(Ở đây file SAFE có tên là ANTHOI-2F nên file xuất sang AUTOCAD cũng
file là ANTHOI-2F.dxf nhé các bạn)
BƯỚC
4: Chọn NO (lấy mặc địch layer trong SAFE sẵn
có) và chọn OK, không chọn YES nhé các bạn.
Sẽ
xuất hiện 1 file ANTHOI-2F.DXF trong
thư mục chứa file SAFE có tên ANTHOI -2F.FDB nghĩa là bạn đang làm đúng theo các bước của mình rồi đấy.
BƯỚC
5: Mở file có tên ANTHOI-2F.DXF lên bằng phần mềm AUTOCAD
quen thuộc sẽ xuất hiện như sau:
BƯỚC 6: Bạn chỉ cần COPY STRIP A để vẽ các STRIP phương X:
Cứ tiếp tục như vậy
cho đến khi hoàn thành cả mặt bằng sàn như mong muốn như sau: Các bạn có thắc mắc ở bước nào không?
Sau đó các BẠN COPY STRIP B để vẽ các STRIP phương Y: Nhìn thật tuyệt vời phải không các bạn?
BƯỚC
7: Save lại file DXF với đuôi .DXF không cần lưu file
thành .DWG nhé các bạn. D:\_personal\Toan\BAO_TOAN\GUIDE SOFTWARE\SAFE
BƯỚC
8: Quay lại phần
mềm SAFE vào File/ IMPORT/.DWF để
nhập mặt bằng móng từ CAD sang SAFE trở lại.
Chọn
đúng file ANTHOI-2F.DXF và nhấn OPEN để hoàn tất thao tác.
Và bạn sẽ thấy điều kì diệu sẽ hiện ra trước mắt bạn? Và giờ đây bạn chỉ cần MESH sàn và RUN mô hình là đã có kết quả nội lực trên sàn rồi.
Các
bạn đã thực hiện dễ dàng phải không nào? Có vướng mắc chỗ nào không? Các bạn có
thể SHARE cho mọi người nếu thấy bổ
ích và comment nếu cần bổ sung để tốt hơn nhé.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề này TẠI ĐÂY.
“Chúng ta phải cảm ơn khó khăn đến với ta, vì nó giúp chúng ta thể hiện khả năng của chính mình”. – Daniel Võ –
Phần mềm SAFE 2: Vẽ mặt bằng đài cọc như thế nào để có thể rút ngắn được thời gian làm và kịp tiến độ cho dự án? Tìm hiểu nhé.
“Nếu bạn không thể đơn giản hóa một vấn đề, nghĩa là bạn chưa hiểu đủ vấn đề đó” – Albert Einstein –
Như trong Bài 1 – VẼ MẶT BẰNG
CỌC PHỨC TẠP TRONG SAFE xong. Thì bước kế tiếp các bạn và mình cần làm đó là VẼ
ĐÀI CỌC đúng không các bạn? Nhưng làm thế nào để vẽ chính xác kích thước đài
cọc như mình mong muốn? Có nhiều chủ đầu tư kỹ tính sẽ yêu cầu đơn vị TVTK gửi
mô hình tính toán cho họ kiểm tra lại. Xem thử có mô hình đúng kích thước móng
và chiều dày đài cọc không? Mà chúng ta làm chưa khớp quá nhiều sẽ ảnh hưởng
đến UY TÍN của công ty và chính BẢN THÂN của bạn. Vì thế mà bài chia sẻ hôm nay
mình tiếp tục vấn đề:
LÀM
THẾ NÀO ĐỂ VẼ MẶT BẰNG ĐÀI CỌC PHỨC TẠP TRONG SAFE?
BÍ MẬT TRONG TẦM
TAY – CÙNG KHÁM PHÁ NHÉ
Đây là mặt bằng cọc PHỨC TẠP đã làm xong trong bài 1:
BƯỚC
1: Vào thư mục chứa file FOOTING.DXF và mở lại file này
bằng chương trình AUTOCAD.
Sẽ
xuất hiện màn hình sau và bấm lệnh RE
enter trong CAD nếu POINT lớn lên hoặc nhỏ xuống cho vừa mắt bạn.
BƯỚC
2: Vẽ mặt bằng ĐÀI
CỌC trong safe cho từng móng một đúng theo thực tế.
Có 2 điều bạn cần lưu ý ở đây để IMPORT vào trong SAFE không bị lỗi:
Vẽ đài cọc bằng POLYLINE
Và chọn LAYER cho đài cọc là AREAS tại vị trí mũi tên màu đỏ bạn nhé.
Làm tương tự cho TOÀN BỘ đài cọc của công trình theo
đúng như thực tế đã bố trí và Save lại. Các bạn nhớ thoát ra khỏi file DXF luôn
nhé.
BƯỚC 3: Mở file FOOTING.FDB lên bằng phần mềm SAFE và Chọn đúng file FOOTING.DXF và nhấn OPEN để hoàn tất thao tác.
Và bạn sẽ thấy điều kì diệu sẽ hiện ra trước mắt bạn? Thế là xong mặt bằng đài cọc rồi. Và bây giờ bạn chỉ cần là gán mô hình lò xo cho cọc, tiết diện đài móng và vẽ STRIP tính thép đài móng thế là xong rồi.
Các
bạn đã thực hiện rất dễ dàng phải không nào? Có vướng mắc chỗ nào không? Các
bạn có thể SHARE cho mọi người nếu
thấy bổ ích và comment nếu cần bổ sung để tốt hơn nhé.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề này TẠI ĐÂY.
“Sáng tạo trong từng chi tiết nhỏ, là cách tạo nên sự khác biệt” – Daniel Võ –
Phần mềm SAFE 1: Vẽ mặt bằng đài cọc phức tạp. Làm thế nào để rút ngắn thời gian đối với một mặt bằng như vậy? Tìm hiểu nhé.
“Tôi chỉ biết một điều, đó là tôi chẳng biết gì cả” – Socrates –
Cám ơn Tất cả mọi người!
Đã bao giờ các bạn các bạn làm một công trình mà có mặt bằng cọc không theo phương ngang hay phương đứng chưa? Riêng mình gần đây đang làm dự án ở PHÚ QUỐC có mặt bằng cọc tương đối phức tạp và có thể nói khó có thể vẽ mặt được cọc trong SAFE và mất khá nhiều thời gian có thể ví như: ”THẦN TIÊN CŨNG PHẢI NỐI ĐIÊN”. Vì vậy mình tìm hiểu và xuất sang CAD một phần mềm quen thuộc đối chúng ta rất mạnh về đồ họa dễ dàng vẽ MẶT BẰNG CỌC rồi xuất ngược lại sang SAFE.
VẬY TRÌNH TỰ LÀM
NHƯ THẾ NÀO?
BÍ MẬT TRONG TẦM TAY – CÙNG KHÁM PHÁ
BƯỚC 1: Save file từ file .F2K sang file SAFE có đuôi .FDB như trong công trình này mình đặt tên là FOOTING. Lưu file trong thư mục bất kỳ mà bạn muốn.
BƯỚC
2: Export Model
sang CAD với đuôi file .DXF/DWG
BƯỚC 3: Đặt tên file có đuôi .DXF Để có thể Export và Import từ CAD sang SAFE thì đặt 2 tên trong SAFE cùng tên và cùng trong một thư mục.
BƯỚC
4: Chọn NO (lấy mặc địch layer trong SAFE sẵn
có) và chọn OK, không chọn YES nhé các bạn.
Sẽ
xuất hiện 1 file FOOTING.DXF trong
thư mục chứa file SAFE có tên FOOTING.FDB nghĩa là bạn đang làm đúng theo các bước của mình rồi đấy.
BƯỚC
5: Mở file có tên FOOTING.DXF lên bằng phần mềm AUTOCAD
quen thuộc sẽ xuất hiện như sau:
BƯỚC
6: Vào Format/Poit
style để điều chỉnh hiện thị NÉT POINT cho dễ nhìn hơn với các thông số sau:
Kết
quả nhận được sau khi điều chỉnh POINT
STYLE bấm lệnh RE enter trong CAD nếu
POINT lớn lên hoặc nhỏ xuống cho vừa mắt bạn.
BƯỚC
7: Vẽ mặt bằng cọc
bằng có điểm POINT là vị trí trong CAD như trong mặt bằng móng thực tế.
BƯỚC
8: Tiến hành tương tự như vậy cho đến khi xong mặt
bằng cọc như mong muốn.
BƯỚC
9: Save lại file DXF với đuôi .DXF không cần lưu file
thành .DWG nhé các bạn.
BƯỚC
10: Quay lại phần
mềm SAFE vào File/ IMPORT/.DWF để
nhập mặt bằng móng từ CAD sang SAFE trở lại.
Chọn đúng file FOOTING.DXF và nhấn OPEN để hoàn tất thao tác.
Và
đây là kết quả bạn nhận được sau khi vất vả làm được trong CAD. Kết quả thật
tuyệt vời phải không các bạn? Và giờ đây bạn chỉ cần là gán mô hình lò xo cho
cọc, tiết diện đài móng và vẽ STRIP tính thép đài móng thế là xong rồi.
Các bạn đã thực hiện rất dễ dàng phải không nào? Có vướng mắc chỗ nào không? Các bạn có thể SHARE cho mọi người nếu thấy bổ ích và comment nếu cần bổ sung để tốt hơn nhé.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề này TẠI ĐÂY.
“Luôn cố gắng học hỏi không ngừng, đó là cách khiến chúng ta tiến bộ hàng ngày” – Daniel Võ –