Thời gian gần đây, Tác giả có mở 01 lớp online về Etabs thực chiến thì có một chủ đề về tính toán sàn. Các sàn hầm, sàn mái, sân thượng thì quan điểm tính toán khá rõ ràng. Nhưng khi nhắc đến SÀN TRỆT, thì bạn có vướng mắc nên làm như thế nào? Có cần tính toán hay không? Vì công ty bạn không tính toán cho sàn này.
Đây là một câu hỏi hay và thực tế, vì thế mà tác giả muốn chia sẻ quan điểm về SÀN TRỆT này để mọi người cùng tham khảo.
Khi còn ở giảng đường Đại học, thì cũng không được đề cập nhiều trong bài học. Vì thế, khi mới bắt đầu ra trường, thấy các đồng nghiệp thiết kế mỗi người mỗi kiểu. Có khi thì thấy có đổ bê tông và đặt thép, có khi thì không? Làm bản thân cũng cảm thấy rối theo luôn.
Sau một thời gian làm việc, trải qua nhiều dự án hơn. Thì thấy các cách làm trước đây, cũng hợp lý và đúng, nếu như ta đứng theo góc nhìn của chúng. Vì thế, qua bài chia sẻ này, tác giả muốn tóm tắt lại một số quan điểm về SÀN NÀY, để mọi người tham khảo và áp dụng phù hợp cho công việc của chính mình. Đảm bảo được an toàn, và tính pháp lý của công trình.
SÀN TRỆT CÓ CẦN TÍNH TOÁN KHÔNG? – Vobaotoan.com
SÀN TRỆT CÓ CẦN TÍNH TOÁN KHÔNG? – Vobaotoan.com
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY. ĐĂNG KÝ MUA SÁCH SAFE TẠI ĐÂY
“Lên kế hoạch thì quan trọng, nhưng thoát được chúng mới là thiết yếu.” – Daniel Võ –
Cám ơn mọi người đã luôn quan tâm và ủng hộ kênh! Chúc mọi người hạnh phúc trong công việc và cuộc sống!
“Nấu ăn là một nghệ thuật và người nấu là một nghệ nhân”. Qua câu này, chúng ta có thể thấy được tính độc đáo của nó. Gần đây, tác giả may mắn được mời tới nhà một người bạn thích nấu ăn. Được đãi một số món rất ngon, nhưng để làm ra những món đó thì mới biết làm khá công phu, đòi hỏi phải đầy đủ nguyên liệu và sự am hiểu cách nấu thì mới có thể làm ra được hương vị thơm ngon đến vậy. Vừa ăn vừa thầm nghĩ, may là khách chứ nấu kiểu này chắc không hợp với mình (vì khẩu vị bản thân cũng khá đơn giản nên đi nước nào cũng ăn được hết).
Qua đó, mới thấy được để trở thành một nghệ nhân thì ngoài những nguyên liệu, công cụ sẵn có thì cần phải có sự hiểu biết, kỹ năng để tạo nên một sản phẩm chất lượng được.
Còn trong nghề thiết kế của chúng ta thì sao? Các kỹ sư có được xem là nghệ nhân không nhỉ?
Kể chuyện chút cho vui thôi, chứ nghề nào cũng có giá trị của chúng…Và chủ đề hôm nay, tác giả muốn chia sẻ với các bạn là: “Cách gán tải trọng gió (thành phần tĩnh) vào trong Etabs?”
Lý do làm chủ đề này, vì nếu như tải đứng chúng ta chỉ có một cách làm duy nhất thì đối với tải gió (tải ngang) thì có nhiều hơn 01 cách làm. Vậy đó bao gồm những cách nào, cùng tìm hiểu bên dưới:
GÁN TẢI GIÓ CỦA CÔNG TRÌNH TRONG ETABS CÓ MẤY CÁCH? -Vobaotoan.com
Ưu điểm:
Dùng cho nhiều dạng công trình và mô hình khung không gian.
Đơn giản dễ làm, dễ kiểm soát
Lực phân bố đều cho dầm, sàn, cột.
Khuyết điểm:
Gán tải khá lâu (cho gió thuận và gió ngược).
Tốn nhiều thời gian khi áp dụng cho nhà nhiều tầng.
Không áp dụng được cho mô hình tính khung phẳng.
Ưu điểm:
Dùng cho nhiều dạng công trình.
Đơn giản dễ làm, dễ kiểm soát.
Áp dụng cho mô hình tính khung phẳng (nhà công nghiệp,..)
Khuyết điểm:
Gán tải khá lâu (cho gió thuận và gió ngược).
Tốn nhiều thời gian khi áp dụng cho nhà nhiều tầng và nhiều nhịp.
Lực phân bố chiều vào cột nhiều hơn.
GÁN TẢI GIÓ CỦA CÔNG TRÌNH TRONG ETABS CÓ MẤY CÁCH? -Vobaotoan.com
Ưu điểm:
Dùng cho nhiều dạng công trình.
Tiết kiệm thời gian nhất, không cần gán gió đẩy và hút (hay thuận và ngược gió).
Áp dụng cho mô hình khung không gian.
Khuyết điểm:
Phải chứng mình sàn là tuyệt đối cứng theo TCVN 9386-2012.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Con người không khác nhau nhiều về trí thông mình, mà phần lớn khác biệt ở sự kiên trì – Albert Einstein”. Đây là 01 câu nói làm chúng ta cần suy ngẫm về con người mình rất nhiều.
Cách đây không lâu, khi tham gia 01 lớp học về quản trị tài chính, thấy Thầy rất giỏi, làm rất nhiều slide giảng, nhiều hạng mục khác nhau. Ai cũng như mình đều ngầm nghĩ Thầy phải có kiến thức rất rộng mới làm được những bài giảng hay và nhiều đến vậy. Thì Thầy có chia sẻ thật, Thầy có thói quen lưu lại những kiến thức đã học thành những slide từ còn đi học => nay cải biên lại cho phù hợp thôi, chứ chúng có sẵn hết rồi.
Từ đó, ngẫm lại chúng ta có thê học rất nhiều, cũng đã tích góp rất nhiều kiến thức Nhưng chúng ta có thực sự lưu lại những kiến thức ấy chưa? Hay tất cả đều lưu vào bộ nhớ của mình và sẽ giảm dần theo thời gian. Phải chăng sực khác biệt nằm ở chỗ:”Liệt kê và phân loại”.
Liên quan đến bài chia sẻ này, trong xây dựng chúng ta có rất nhiều tải tác dụng lên công trình, nhưng tóm lại chỉ phân ra làm 02 loại:
Tải đứng.
Tải ngang.
CÁCH TÍNH TẢI GAMA ĐẨY NỔI? – Vobaotoan.com
Về tải đứng công trình, thường gặp nhất là Tỉnh tãi và hoạt tải là những tải thông dụng nhất mà ai cũng phải biết và được qui định trong TCVN 2737-1997.
Nhưng trong đó, có tải trọng đẩy nổi với công thức chung :
UL = ϒxh
Trong đó:
ϒ là TLR của nước bằng 10 kN/m2 (không đổi). H là chiều cao mực nước, thường có 02 quan điểm:
CÁCH TÍNH TẢI GAMA ĐẨY NỔI? – Vobaotoan.com
Lưu ý: Ở cả 02 quan điểm trên, mặt đất ở các 02 bên vách bể và vách hầm là như nhau. Nếu 02 bên chênh nhau thì theo nguyên tắc BÌNH THÔNG NHAU nên lấy là cao độ trung bình giữa 02 cote.
VẬY VỚI NHIỀU QUAN ĐIỂM NHƯ TRÊN THÌ QUAN ĐIỂM NÀO LÀ HỢP LÝ?
Như tác giả đã nhiều lần chia sẽ trước đây, trong xây dựng không có đúng hay sai, chỉ có tiết kiệm hay ít tiết kiệm hơn (an toàn hay ít an toàn hơn). Do đó, cần trao đổi với Quản lý kỹ thuật của khách hàng để 02 bên thống nhất cách làm. Để công việc thuận lợi trong các quá trình làm việc cùng nhau.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
Trong cuộc sống, chúng ta thường bắt gặp những mâu thuẫn trong giao tiếp. Thường xảy ra phần lớn là do chúng chưa được chính quy (chưa được ghi chép trong sách vở, trở thành luật cho mọi người). Nên cứ trao đổi, đôi lúc làm chúng ta cảm thấy rồi không biết cái này đúng, cái nào sai? Từ đó cảm thấy thiếu tự tin khi làm => đơn giản vì chúng xuất phát không phải từ sự hiểu biết của ta mà là của người khác.
Cũng như thế, trong ngành xây dựng, chúng ta có thể dễ dàng thấy được những vấn đề tương tự, tranh luận về cách tính toán. Nguyên nhân do trong tiêu chuẩn chưa qui định cụ thể: “như Tính toán sàn hầm”. Cũng có nhiều bạn hỏi như chính mình lúc mới ra trường gặp phải công trình có tầng hầm cũng đã từng thắc mắc, thì sau đây tác giả tóm tắt lại 01 số quan điểm tính toán sàn hầm như sau:
CÁC QUAN ĐIỂM THIẾT KẾ SÀN HẦM MÀ BẠN CẦN BIẾT? – Vobaotoan.com
CÁC QUAN ĐIỂM THIẾT KẾ SÀN HẦM MÀ BẠN CẦN BIẾT? – Vobaotoan.com
VẬY VỚI NHIỀU QUAN ĐIỂM NHƯ TRÊN THÌ QUAN ĐIỂM NÀO LÀ HỢP LÝ?
Theo ý kiến của tác giả, quan điểm nào cũng đúng. Chỉ khác nhau là nên áp dụng vào công trình và quy mô dự án ra sao là phù hợp?
Nếu công trình có tải trọng nhỏ và cọc được cắm dưới nền đất tốt như nhà xưởng được gia cố bằng nền cọc => ít chuyển vị, cần tiết kiệm chi phí thì quan điểm (1) sẽ là phù hợp.
Nếu công trình có quy mô lớn như nhà nhiều tầng => quan điểm(2)sẽ phương án phù hợp hơn.
Còn nếu công trình có quy mô lớn nhiều tầng, cần sự an toàn cao => quan điểm (3) sẽ là phương án phù hợp nhất.
Trong thiết kế ngoài việc chú ý về công trình, cũng nên đánh giá độ nhạy của các công trình bên cạnh đến công trình mình đang làm. Và điều kiện địa chất, tuy sử dụng móng cọc cắm sâu dưới đất tốt. Nhưng những ảnh hưởng các tải trọng ngang cũng làm cọc chuyển vị => ảnh hưởng đến kết quả tính toán của các cấu kiện bên trên cọc.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
Mô hình cột thành vách trong Etabs có được không? Nếu có thì cơ sở nào để thực hiện điều đó? Ưu và nhược điểm của mô hình cột và vách là gì? Tìm hiểu ngay!
Trong cuộc sống của mỗi người, từ lúc nhỏ cho đến khi lớn lên, ai cũng đều trải qua nỗi sợ. Và nỗi sợ đó đôi khi là gâp các câu hỏi về bản thân. Chẳng hạn như câu hỏi:” BẠN CÓ YÊU NGHÊ MÌNH ĐANG LÀM KHÔNG?, là một câu hỏi không dễ để trả lời ngay.
Nếu trả lời là có, thì khi gặp khó khăn vẫn bám trụ với nghề này chứ? Đặc biệt là với tình hình xã hội hiện nay, nhiều anh em phải đổi nghề để đủ trang trãi chi phí cho gia đình.
Còn trả lời là không, thì công ty hay đối tác nào dám hợp tác với 01 người không đam mê vào nghề => chất lượng sản phẩm là dấu hỏi lớn?
VẬY nguyên nhân là do đâu? Phần lớn chúng ta chọn nghề không xuất phát từ bản thân, mà phần lớn từ nhu cầu thị trường. Hay nói cách khác, do phần lớn giáo dục không chỉ ta cách chọn nghề phù hợp với mong muốn và sở thích bản thân. Điều này được thầy TRẦN VIỆT QUÂN nói về 04 vòng tròn đào tạo rất hay. Các bạn có điều kiện có thể search trên mạng để nghe thêm.
Vì thế, mới thấy được tầm quan trọng của gốc rễ NHƯ một công trình thì đòi hỏi móng phải bền vững trước tiên => PHẦN MÓNG là quan trọng nhất. Khi móng nhà đã đảm bảo, thì cấu kiện không thể thay thế thứ 2 đó là: Cột, vách là 02 phần gắn liền với móng, là khung sườn chịu lực chính cho các tầng.
Vậy khi nào xem là CỘT, khi nào xem là VÁCH?
***CẤU KIỆN ĐƯỢC XEM LÀ VÁCH KHI: Là cấu kiện làm việc 01 phương trong mặt phẳng uốn (thực chất vẫn làm việc 02 phương, nhưng ảnh hưởng của phương ngoài mặt phẳng uốn quá bé nên bỏ qua).
MÔ HÌNH CỘT THÀNH VÁCH TRONG ETABS ĐƯỢC KHÔNG? – Vobaotoan.com
***CẤU KIỆN ĐƯỢC XEM LÀ CỘT KHI: Là cấu kiện làm việc 02 phương
Từ điều kiện trên, ta dễ dàng suy ra nếu tỳ số (chiều dài/ bề dày) nhỏ hơn 4 => cấu kiện được xem là CỘT.
VẬY TRONG ETABS CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO TA CÓ THỂ MÔ HÌNH CỘT LÀ VÁCH KHÔNG?
Đây là một tình huống thường hay xảy ra khi chúng ta thiết kế công trình nhà cao tầng. Nếu mọi thứ đều đơn giản như trong tiêu chuẩn qui định và những điều kiện khách quan từ phía các bộ môn, chủ đầu tư đều thống nhất. Thì đó, là một công mơ ước. Nhưng, phần lớn thường không như đơn giản như vậy.
Vì thế, mà chúng ta cần linh hoạt, để xử lý các tính huống đó. Để mang lại hiệu quả công việc mà vẫn đảm bảo AN TOÀN cho công trình.
Theo kinh nghiệm của tác giả, thường có 02 dạng cần phải mô hình cột (Frame), thành vách (Pier) trong Etabs như sau:
*** DẠNG 1: Cột tầng dưới thỏa L/B <=2, nhưng tầng trên lại thỏa L/B >=4. Đây là một trường hợp rất thường thấy trong thiêt kế nhà cao tầng khi cần giảm tiết diện khi càng lên cao.
MÔ HÌNH CỘT THÀNH VÁCH TRONG ETABS ĐƯỢC KHÔNG? – Vobaotoan.com
Tầng dưới:
Cột C1: 1.3/0.5 = 2.6 => xem là cột.
Cột C2: 2.2/0.6 = 3.6 => xem là cột
Cột C3: 1.5/0.5 = 3.0 => xem là cột.
Tầng trên:
Cột C1: 1.3/0.25 = 5.2 => xem là vách.
Cột C2: 2.2/0.5 = 4.4=> xem là vách.
Cột C3: 1.5/0.3 = 5.0 => xem là vách.
Kiến nghị: Nên xem tổng quan vị trí của cột/vách này, để quyết định nên mô hình là cột hay vách.
***DẠNG 2:Để khống chế chuyển vị đỉnh của công trình, trong điều kiện: Kiến trúc và chủ đầu tư muốn tiết kiệm không gian. Khống chế tiết diện.
Tầng dưới:
Cột OF_KZ3: 2.4/0.8 = 3.0 => xem là cột.
Cột KZ_KZ6: 2.4/0.8 = 3.0 => xem là cột
MÔ HÌNH CỘT THÀNH VÁCH TRONG ETABS ĐƯỢC KHÔNG? – Vobaotoan.com
Tầng trên:
Cột OF_KZ3: 2.0/0.6 = 3.3 => xem là cột.
Cột KZ_KZ6: 2.0/0.6 = 3.3 => xem là cột
Kiến nghị: Khi bố trí thép cho trường hợp này, nên bố trí đều cho 02 bên như dạng cột. Được nên chạy 01 mô hình thay thế vách là cột để chọn cách bố trí cho phù hợp => đảm bảo AN TOÀN.
NOTE: Ngoài các kiến trị của 02 dạng trên, chúng ta cũng cần chý ý các điều kiện kiểm tra lực dọc qui đổi Vd khi công trình chịu tải động đất. Vì Vd của cột là 0.65 và vách là 0.4 (dễ fail…Và trong một số trường hợp, để tránh check Vd lại mô hình là cột hay thiết kế cấp dẻo DCL để tránh xét điều kiện này.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ MÓNG NÔNG? – Vobaotoan.com
Cám ơn Tất cả mọi người!
Nhắc đến sự an toàn của một công trình, thì mọi người đến liên tưởng đến kết cấu của toà nhà. Và một yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự bền vững của công trình đó là Nền-Móng hay gọi là móng của tòa nhà.
Móng thường được phân ra làm 02 loại: móng sâu và móng nông. Theo kinh nghiệm của các anh/em trong nghề thì móng nông cần phải tính toán kĩ lưỡng hơn, kiểm tra nhiều điều kiện hơn. Lúc đó mới nghe cũng chưa hiểu rõ lắm, vì khi ra trường hầu như chỉ làm các dự án có tải trọng vừa và lớn nên hầu như chỉ dùng phương án móng cọc là phổ biển cho các dự án.
Nhưng khi có cơ hội để quay lại, tìm hiểu và tính toán cho các dự án có tải trọng nhỏ hơn như: RESORT, Quán café, căn hộ mini từ 7 tầng trở lại…, thì phương án móng nông (móng đơn, móng băng, móng bè) luôn là lựa chọn hàng đầu, thì mới dần dần hiểu hơn. Vì sao mọi người trước đây lại nói như thế.
Vậy khi thiết kế móng nông, cần kiểm tra những điều kiện gì? Nay mình tóm tắt lại nội dung để mọi người cùng nắm:
1.Kiểm tra và tính toán nền theo trạng thái về biến dạng:
Đây là yếu tố quan trọng khi móng đặt trên nền đất mềm, nửa cứng, ít chặt hay chặt vừa:
Thỏa về điều kiện đất còn làm việc trong miền đàn hồi:
***Có 01 số quan niệm tính toán, Giá trị Moment Mx = Mxtc+Hx.h. Nhưng theo tác giả, chỉ kể thêm moment gây ra do lực ngang H khi : H > Pp(Pp: áp lực bị động của đất).
Thỏa về lún:
***Các móng lún đều không ảnh hưởng đến kết cấu nhà, nhưng lún lệch giữa cách móng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng => Vì thế trong các tính toán hiện nay, cần kiểm tra lún lệch giữa các móng lân cận trong cùng một tòa nhà.
2. Kiểm tra và tính toán nền theo trạng thái về cường độ:
Cần quan tâm đối với đất nền cứng hoặc đá.
Thỏa về khả năng trượt, lật của công trình:
*** Phần bắt buộc cần kiểm tra đối với các móng nông, đặc biệt là các dự án xây dựng trên nền Cát ở các dự án Resort ven biển. Cát dễ bị chảy khi gặp nước.
Thỏa về đất nền không bị phá hoại:
*** Đây là phần, kiểm tra mà trong tiêu chuẩn TCVN 9362:2012, tác giả thấy chưa đề cập đến trong thiết kế. Có nhiều trường hợp thỏa ứng suất nhưng chưa thỏa về cường độ.
Ở đây, còn các điều kiện khác về móng: Chọc thủng, tính thép, kiểm tra bề rộng vết nứt... Là những phần liên quan đến BTCT nên không đề cập ở đây.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
Ảnh hưởng của thi công liên quan đến thiết kế như thế nào? Đó là những vấn đề gì mà chúng ta cần quan tâm? Tìm hiểu ngay!
ẢNH HƯỞNG CỦA THI CÔNG LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ? – Vobaotoan.com
Cám ơn Tất cả mọi người!
Như mọi người đã biết, để hoàn thành một công trình (dự án), thì cần trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau (giai đoạn đầu thầu, nghiệm thu,…). Nhưng, tác giả ở đây, nêu lên 02 vấn đề mang tính quan trọng về mặt pháp lý như sau:
Giai đoạn thiết kế.
Giai đoạn thi công.
Trước đây, khi mới bắt đầu đi làm, thì hầu hết được các anh/chị đi trước đều nói rằng:”Sự cố công trình thì nguyên nhân 70% là đến từ thi công”. Con số trên, càng chứng tỏ ảnh hưởng của giai đoạn thi công đến chất lượng của công trình là rất lớn.
Sau này, có dịp ra công trường giám sát trên vai trò Giám sát tác giả (GSTG) hoặc Giám sát đại diện cho Ban Quản lý dự án, trên các công trình mà bản thân tham gia thiết kế. Thì thấy rằng con số này có thể lên đến 80-90%.
Vậy “Tại sao thi công ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình như thế?”
Nhớ thuở còn ở Đại học, thì bản thân đã quyết định theo con đường Thiết kế sau này ra trường. Vì tính chất và tính cách phù hợp với mội trường văn phòng hơn. Nhưng, hầu hết các anh/chị đều nói rằng:”Muốn hiểu về thiết kế hơn, thì có thời gian thì nên ra công trường xem họ thi công ra sao?”. Thực tế, bản thân cảm thấy cũng đúng nhưng bệnh lười lại lấn át nên bỏ lỡ dịp ra công trường ở công trình đầu tiên ra trường.
Thấy cũng khá tiếc vì mãi ham chơi của tuổi trẻ, thích đi chơi hơn là đi công trình. Nên có lẽ vì thế, mà cuộc đời lại được sắp đặt có cơ hội khác, trong dự án thứ 2 trong đời. Mọi người biết không? Tuy chỉ, tham gia ngoài công trình 01 năm thôi nhưng đã cho tác giả nhiều bài học quý báu mà không có Trường lớp nào dạy cho chúng ta cả. Vì đây là thực tế, cái đang diễn ra chứ không nằm trong tình huống cụ thể, có sẵn nào trong sách vở cả. Mỗi vấn đề là một tình huống khác nhau, khiến chúng ta phải xử lý một cách linh hoạt và uyển chuyển.
Và bài học tâm đắc nhất của tác giả, có dịp trải nghiệm trong các công trình đã tham gia với vai trò Giám sát, mà theo mình thấy là thi công rất hay làm chưa đúng và ẢNH HƯỞNG lớn đến kết quả tính toán trong thiết kế, mà mình muốn chia sẻ với mọi người như sau:
(1)Khoảng cách thép của lớp thép chạy suốt – tăng cường và 02 lớp thép sàn chưa đúng?
(2) Thiếu cốt vai bò, vị tri dầm phụ giao dầm chính đặc biệt vị trí DẦM chuyển?
(3) Lớp bê tông bảo vệ dầm,sàn có chiều dày không đúng?
ẢNH HƯỞNG CỦA THI CÔNG LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ? – Vobaotoan.com
(4)Chiều dài neo và nối thép, chiều dài thép gia cường chưa khớp với bản vẽ?
(5) Thiếu thép sàn lớp trên ở các vị trí góc?
(6)Chất lượng của bê tông khó đạt như trong thiết kế?
ẢNH HƯỞNG CỦA THI CÔNG LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ? – Vobaotoan.com
Đề xuất của tác giả khi đi Giám sát vài công trình đã và đang thi công khi THIẾT KẾ như sau:
Để đảm bảo chất lượng, an toàn công trình và giảm rủi ro cho đơn vị thiết kế lẫn công trình thì trong giai đoạn thiết kế cần:
Nên tính dư về khoảng cách a giữa 02 lớp thép so với tiêu chuẩn (hoặc chọn thép an toàn 1.2 so với kết quả từ mô hình tùy theo vị trí và cấu kiện).
Đề xuất được đi Giám sát tác giả khi công trình thi công, đặc biệt trong công tác lắp dựng cốt thép dầm, sàn. Vì công tác này chiếm khối lượng lớn.
Sử dụng ít loại thép trong một tầng (thay vì trong một cấu kiện, để dễ thi công tránh nhầm lẫn và dễ kiểm soát hơn.
“Ai cũng mong muốn mình có Trí Tuệ hơn người, Nhưng Trí tuệ là khởi nguồn từ Tình Yêu” – Daniel Võ –
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
Cám ơn mọi người đã luôn quan tâm và ủng hộ kênh! Chúc mọi người hạnh phúc trong công việc và cuộc sống!
Tải trọng nào cần lưu ý trong thiết kế? Điều gì cần lưu ý khi tính toán tải trọng này? Tìm hiểu ngay!
TẢI TRỌNG NÀO CẦN LƯU Ý TRONG THIẾT KẾ? – Vobaotoan.com
Cám ơn Tất cả mọi người!
Đất nước ta nói riêng và thế giới nói chung vừa trải qua một năm đấy biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Chưa hết, thì các trận chiến giữa các quốc gia lại nổ ra, làm cho tình hình trở nên bất ổn hơn bao giờ hết.
Qua đó, giá cả thì tăng cao còn công việc thì càng ngày càng khó khăn hơn. Dẫn đến, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Nhiều đơn vị đã phải hạ giá thành xuống thấp để mong có được việc làm cho nhân viên của công ty => Vậy làm như thế có ổn không? Theo mình, đây là cách dễ nhất nhưng cũng mang lại nhiều hệ lụy nhất cho các thế hệ sau.
Vì kinh tế đi xuống mà nhu cầu tiết kiệm lên cao. Và người thiết kế công trình cũng phải tuân theo nhu cầu đó. Ngoài yêu cầu đảm bảo AN TOÀN như là điều tất yếu, thì phải nghĩ đến tính kinh tế của dự án. Và công việc cần được xét đến đầu tiên để có OUTPUT (đầu ra) hợp lý. Đó là thông số đầu vào (INPUT) cần phải phù hợp và được sự thống nhất giữa các bên, để tránh tình trạng làm xong rồi, vẫn bị rà soát để giảm khối lượng như tình trạng hiện nay, mà bản thân tác giả cũng đã từng trải qua.
INPUT trong thiết kế công trình cũng nhiều, nhưng ảnh hưởng lớn nhất chính là tải trọng tác dụng lên công trình.
Vậy “Tải trọng nào mà người thiết kế cần lưu ý?”
Theo những gì mà tác giả đã trải qua, các tải trọng đã được qui định rõ theo quy chuẩn và tiêu chuẩn thường ít tranh luận, vì chúng có cơ sơ pháp lý rõ ràng nhất. Còn các tải trọng chưa được qui định, thường có sự tranh luận hiện nay như:
TẢI TRỌNG NÀO CẦN LƯU Ý TRONG THIẾT KẾ? – Vobaotoan.com
Hiếm có dự án nào, có đầy đủ 03 loại tải trọng trên. May mắn, được tham gia trong dự án này. Nên chia sẻ cùng các bạn.
(Công trình tiếp giáp 02 mặt đường và có cote khác nhau => tính toán theo cột nước cote thấp nhất, áp dụng chp dự án này). Ngoài ra, có nhiều quan điểm như sau: “Tính chiều cao đến cote mực nước ngầm tĩnh, đến cote mặt đất công trình,..”
Nếu như TCVN 2737:1995 chưa có qui định, thì có khi tùy thuộc vào kích thước đường giao thông mà chọn tải trọng từ 15-20kN/m2 (tùy thuộc vào trọng lượng của xe), thì bản soạn thảo TCVN 2737:2020, đã có qui định về vấn đề này:
TẢI TRỌNG NÀO CẦN LƯU Ý TRONG THIẾT KẾ? – Vobaotoan.com
Đề xuất của tác giả:Đơn vị TVTK nên thống nhất với Đại diện Chủ đầu tư về các loại tải trọng, tác dụng lên công trình trong giai đoạn Thiết kế ý tưởng (Concept Design). Để trong các giai đoạn sau, không còn vướng mắc về thông số INPUT này..
“Trời có lúc nằng lúc mưa, con người cũng vậy. Hãy biết tha thứ cho bản thân, để bước tiếp.” – Daniel Võ –
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
Cám ơn mọi người đã luôn quan tâm và ủng hộ kênh! Chúc mọi người hạnh phúc trong công việc và cuộc sống!