MÓNG BĂNG CÓ BỐ TRÍ THÉP LỚP TRÊN CHO BẢN MÓNG?

Móng băng có bố trí thép lớp trên cho bản móng không? Cùng tìm hiểu quan điểm thiết kế móng băng, để tìm câu trả lời. Tìm hiểu ngay! “Ăn để …

TÍNH CHIỀU DÀI NỐI THÉP – THEO TCVN 5574:2018 – EXCEL 80

Tính chiều dài nối thép – theo TCVN 5574:2018 cần những thông số gì? Những điểm cần chú ý khi tính toán chiều dài nối thép? Tìm hiểu ngay! Trong cuộc …

CHỌN COMBO NÀO ĐỂ TÍNH SỐ LƯỢNG CỌC TRONG ĐÀI?

Chọn Combo nào để tính số lượng cọc trong đài? Căn cứ vào đâu, để ta áp dụng Combo đó để tìm ra số lượng cọc? Tìm hiểu ngay! “Đi tìm …

Kiểm tra đẩy nổi bể nước ngầm như thế nào? Khi nào thì cần kiểm tra đẩy nối? Những biện pháp khắc phục đẩy nổi ra sao? Tìm hiểu nhé.

 KIỂM TRA ĐẨY NỔI BỂ NƯỚC NGẦM - EXCEL 29 -vobaotoan.com
KIỂM TRA ĐẨY NỔI BỂ NƯỚC NGẦM – EXCEL 29 -vobaotoan.com

“Niềm vui là ở bản thân công việc, chứ không phải là vì lợi ích xung quanh nó”
– Khuyết danh –

Cám ơn Tất cả mọi người!

“Lần đầu ta làm một thứ gì đó chậm thì đó không phải là lỗi của ta. Nhưng đến lần thứ 2 làm lại mà vẫn chậm thì đích thực đó là lỗi của chính ta”. Đó cũng chính là lý do mà Toàn thích thú khi được viết ra những file tính dù rất nhỏ trong việc thiết kế. Không phải là những file đao to búa lớn chỉ cần đó là những thứ chỉ cần lặp lại quá 02 lần thì tính làm biếng sẽ nổi lên => dẫn đến suy nghĩ phải làm ngay 1 bảng tính để cho công việc diễn ra nhanh hơn.

Và file tính lần này, mình muốn chia sẻ với các bạn đó là kiểm tra đẩy nổi của một bể nước ngầm. Đối với việc tính toán bể nước ngầm thì đã quá quen thuộc với các bạn rồi. Lên mô hình, nhập tải tính TTGH1 và TTGH2 là xong.

 KIỂM TRA ĐẨY NỔI BỂ NƯỚC NGẦM - EXCEL 29 -vobaotoan.com

Nhưng sẽ có nhiều trường hợp nếu bể nước đặt quá sâu thì cần kiểm tra thêm bể có bị đẩy nổi hay không? Và thông thường lực chống đẩy chính là TLBT của bể và lực gây đẩy nổi chính là áp lực nước gây ra. Còn nếu trường hợp TLBT bể không đủ thì xử lý như thế nào?

Vâng, có 02 cách mà chúng ta thường làm: Đó là tăng TLBT lên với 02 cách sau:

  • Tăng chiều dày thành vách và chiều dày bản đáy lên
  • Mở diện tích đáy bể ra mỗi bên với mục đích dùng TLBT của đất để giảm đẩy nổi của bể lại.

Còn 01 cách nữa đó chính là dùng BPTC, bằng cách sau khi đổ thành vách xong. Chúng ta tiến hành cho nước vào bể để thử thấm ngay. Cách này tiện lợi và rẻ nhất nhưng cần thận trong trường hợp bể còn ít nước mà lại trong mùa mưa thì áp lực nước sẽ rất lớn.

Và đây 01 bảng tính dùng để kiểm tra nhanh đẩy nồi bể hay công trình dưới áp lực nước. File đơn giản, rất dễ sử dụng và đặc biệt có thể tùy ý điều chỉnh theo ý của các bạn. Miễn sao phục tốt cho công việc của chính mình là tác giả cảm thấy happy rồi.

 KIỂM TRA ĐẨY NỔI BỂ NƯỚC NGẦM - EXCEL 29 -vobaotoan.com
Title:KIỂM TRA ĐẨY NỔI BỂ NƯỚC NGẦM – EXCEL 29
Link downloadCLICK HERE
Authorvobaotoan.com

Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.

“Bản thân sẽ thấy vui hơn, khi tạo được một thứ gì đó và cho đi”
– Daniel Võ –

VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups

2 thoughts on “KIỂM TRA ĐẨY NỔI BỂ NƯỚC NGẦM – EXCEL 29

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *