Gán tải nhiệt độ trong Safe và Etabs như thế nào? Cách tính toán tải nhiệt độ ra sao? Cơ sở dữ liệu từ đâu mà có? Tìm hiểu ngay!
Cám ơn Tất cả mọi người!
Trong môi trường xây dựng hiện nay , đặc biệt là trong thiết kế mà tác giả đã trải qua. Thì bài toán, có làm khe nhiệt độ (khe co giãn) không? Khi công trình có chiều dài từ 50m trở lên luôn là bài toán chưa có kết luận rõ ràng. Quan điểm của các bên về vấn đề này như sau:
- Kiến trúc sư thường không muốn làm khe nhiệt vì xấu công trình và thi công xử lý vách hầm thấm khó khăn.
- Kỹ sư thiết kế có người làm, có người không? (Có thì an toàn, Còn không làm thì không an tâm vì trước giờ nghe ai cũng nói nhà dài thì cần làm khe nhiệt).
VẬY chúng ta là người kỹ sư thể hệ sau nên đi theo hướng giải quyết nào?
Theo Qui định về khe nhiệt (khe co giãn) không cần tính toán lên công trình được qui định cụ thể trong TCVN 5574-2012.
NHƯNG trong tiêu chuẩn 5574-2018 mới ra thay cho TCVN 5574-2012 thì không đề cập nữa. Vì sao lại không thể hiện nữa? Vậy người kỹ sư cần làm gì? Có 03 hướng giải quyết sau:
- Vẫn làm khe nhiệt như tiêu chuẩn 5574-2012 (căn cứ các công trình đã thiết kế).
- Không cần làm khe nhiệt, thêm tải nhiệt độ trong tính toán (được lòng kiến trúc). Vậy cách làm như thế nào? Là trọng tâm của bài chia sẻ này.
- Không làm khe nhiệt và không thêm tải nhiệt độ được hay không? Và nếu có thì cách xử lý như thế nào?
Lưu ý : Cách gán tải nhiệt độ trong Safe
- Khai báo tải trọng có TYPE là Temperature
- Chỉ gán tải nhiệt độ cho sàn (không gán cho dầm như trong Etabs).
Bạn xem thêm cách khai báo và ví dụ theo link: TEMPERATURE LOADING IN ETABS AND SAFE
Theo video clip trên kênh youtube, thì gán tải nhiệt độ sẽ khác file hướng dẫn 01 chút. Gán trị số ΔT khác 0 (làm 01 trong 02 cách đều được miễn ΔT bằng nhau).
Lưu ý : Cách gán tải nhiệt độ trong Etabs
- Khai báo tải trọng có TYPE là Other
- Chỉ gán tải nhiệt độ cho sàn (không gán cho dầm như trong file hướng dẫn trên. Xem thêm trong clip Youtube để rõ hơn. Vì sao ko gán tải nhiệt độ trong dầm).
Căn cứ vào QCVN 02-BXD Số liệu tự nhiên, mới ra nhất là QCVN 02-2021. Nhưng trong bài này mình sẽ chia sẻ số liệu trong QCVN 02-2009. Cách lấy cũng số tương tự, chỉ khác nhau về thông số cập nhật (nếu có). Có 02 phương pháp tính đang áp dụng hiện nay:
- Theo Eurocode – EN 1991-1-5:2003
Đầu tiên, chúng ta cùng nhìn qua tiêu chuẩn EC2- EN 1991-1-5: 2003, để xem cách tính tải trọng nhiệt độ cho công trình.
Tóm lại theo chỉ dẫn theo tiêu chuẩn EC2- EN 1991-1-5 thì có 02 sự chênh nhiệt độ mà chúng ta cần quan tâm:
- Chênh nhiệt độ vào mùa hè (khi nhiệt độ cao nhất) => bê tông giãn nỡ.
- Chênh nhiệt độ vào mùa đông (khi nhiệt độ thấp nhất) => bê tông co lại.
Các giá trị T-in và T-out lấy theo Table 5.1 và Table 5.2 trong EN 1991-1-5. Còn Tmax và Tmin lấy trong QCVN 02-2009.
2. Cách tính đơn giản:
Đơn giản là chúng ta cứ tính ΔT = T-To, theo số liệu đã đo được qua các tháng, năm.
Giá trị chênh nhiệt độ thấp nhất và cao nhất so với cách tính (1) không đáng kể. Các giá trị trên lấy theo nhiệt độ trung bình tháng và năm trong QCVN 02- 2009:
Khuyến nghị:
- Lấy giá trị lớn nhất giữa 02 cách tính khi nhiệt độ (+)
- Lấy giá trị nhỏ nhất giữa 02 cách tính khi nhiệt độ (-)
P/S: Cách nhập tải nhiệt độ vào trong SAFE và ETABS ra sao? Mọi người xem thêm trong kênh Youtube của tác giả để rõ hơn.
Ngày nay, do các yếu tố ngoại cảnh làm vật liệu ngày càng tăng lên và trong tiêu chuẩn của nước ta chưa có cách tính rõ ràng. Nên các cách tính trên chỉ mang tính chất hợp lý hóa về mặt pháp lý chứ chưa có thí nghiệm cụ thể như các nước có nền xây dựng phát triển hơn.
Khi có thêm tải nhiệt độ trong mô hình tính toán, thì nội lực tăng lên đáng kể => cần nhiều thép hơn => chi phí sẽ cao hơn. Do đó, người thiết kế cần đưa ra quan điểm cho Ban Quản lý Kỹ thuật của khách hàng để thống nhất => tránh tranh luận sau này giữa các bên (trong phần design brief ban đầu).
Như trong phần nội dung ban đầu, thì mục 3 – Có cần thêm tải nhiệt độ trong tính toán khi công trình dài trên 50m hay không? Tác giả, đã gặp phải 02 trường hợp sau:
- Chủ đầu tư cam kết không cần gán tải nhiệt độ, mà chia các dãi đổ sau để chiều dài mội Zone không quá 40-50m => TVTK không chịu pháp lý sau này. (Lý do của điều nay, là nhà thầu thi công cũng trực thuộc CDT như dạng D&B thông dụng như hiện nay => CDT sẽ chịu trách nhiệm xử lý nếu có).
- Nhà thầu thi công không thuộc đơn vị của CDT thì TVTK cần thiết kế theo đúng theo chuẩn để tránh những vướng mắc pháp lý sau này.
- Tùy theo từng trường hợp, bạn làm với ai? Mà nên có cách tiếp cận cho phù hợp.
Thực tế của 02 trường hợp này như thế nào?
Rất may, tác giả đã được tham gia 02 cách làm trên và công trình cũng đã đưa vào sử dụng gần được 10 năm. Thì kết cấu vẫn bình thường trong quá trình sử dụng. Qua đó, theo mình thì thực tế mới là quan trọng, tính toán cũng chỉ là lý thuyết. Vì thực tế còn ảnh hưởng nhiều vào thời điểm thi công và chất lượng thi công của nhà thầu ra sao nữa?..
Đây là những quan điểm mà mình muốn gửi cho mọi người. Còn quyết định nằm ở người thiết kế.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
“Muốn trở nên hữu dụng, hãy học cách trở nên vô dụng”
– Daniel Võ –
VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups