MÓNG BĂNG CÓ BỐ TRÍ THÉP LỚP TRÊN CHO BẢN MÓNG?

Móng băng có bố trí thép lớp trên cho bản móng không? Cùng tìm hiểu quan điểm thiết kế móng băng, để tìm câu trả lời. Tìm hiểu ngay! “Ăn để …

TÍNH CHIỀU DÀI NỐI THÉP – THEO TCVN 5574:2018 – EXCEL 80

Tính chiều dài nối thép – theo TCVN 5574:2018 cần những thông số gì? Những điểm cần chú ý khi tính toán chiều dài nối thép? Tìm hiểu ngay! Trong cuộc …

CHỌN COMBO NÀO ĐỂ TÍNH SỐ LƯỢNG CỌC TRONG ĐÀI?

Chọn Combo nào để tính số lượng cọc trong đài? Căn cứ vào đâu, để ta áp dụng Combo đó để tìm ra số lượng cọc? Tìm hiểu ngay! “Đi tìm …

Sức chịu tải cọc ly tâm PHC theo TCVN 7888:2014 như thế nào? Những giá trị nào mà chúng ta cần lưu ý? Tìm hiểu ngay.

SỨC CHỊU TẢI CỌC LY TÂM PHC - TCVN 7888:2014
TÍNH SỨC CHỊU TẢI CỌC LY TÂM PHC – TCVN 7888:2014 – Vobaotoan.com

“Những người được hạnh phúc thực sực,
là những người tìm cách và biết cách phục vụ người khác”
– Albert Schweitzer –

Cám ơn Tất cả mọi người!

“Biết lắng nghe để trưởng thành”, câu nói này được nhiều vĩ nhân thường đề cập đến cho các thế hệ trẻ, với mong muốn chúng ta muốn phát triển thì đầu tiên phải biết cách lắng nghe.

Nhưng thế nào là “Lắng nghe”? Có phải là ai nói gì thì nói, mình cứ nghe là được? Riêng đối với cá nhân Toàn, từ khi lập nên trang cá nhân này nhận được rất câu hỏi từ các bạn bè đồng nghiệp. Có những câu hỏi làm rõ vấn đề, có những câu hỏi hay mà mình cũng chưa tìm hiều bao giờ. Qua đó thấy được những thiếu sót của bản thân, và cố gắng tìm hiểu, hỏi đồng nghiệp khác để hoàn thiện bàn thân hơn.

Và bảng tính ngày hôm nay mình chia sẻ là một trong những câu hỏi đó về tính sức chịu tải cọc ly tâm PHC.

TÍNH SỨC CHỊU TẢI CỌC LY TÂM PHC - TCVN 7888:2014

Những giá trị nào mà chúng ta cần quan tâm?

  • Giá trị 1: Khả năng chịu nén dọc trục ngắn hạn Ras => Dùng khi tính lực ép Pmax = (2-2.5_Ptk. Nhưng cần lưu ý Pmax này chỉ bằng 80%Ras (Nhiều trường hợp lấy lớn hơn gây ra tranh cãi giữa đơn vị TVTK và Nhà thầu sản xuất cọc).
  • Giá trị 2: Moment uốn gãy cọc và khả năng chịu cắt của cọc, 02 thông số này chúng ta thường dùng để kiểm tra cọc chịu tải ngang của công trình có thỏa không?
  • Giá trị 3: Khả năng chịu kéo của cọc, thông thường cọc ly tâm chịu nén là tốt nhất, còn chịu kéo thường dùng cọc vuông cho những trường hợp công trình có tầng hầm dẫn đến áp lực đẩy nổi lớn => cọc chịu kéo. Nhưng để đơn giản có thể dùng cọc ly tâm chịu kéo nhưng cần lưu ý giá trị này.
SỨC CHỊU TẢI CỌC LY TÂM PHC - TCVN 7888:2014
Title:SỨC CHỊU TẢI CỌC LY TÂM PHC – TCVN 7888:2014- Excel 34
Link downloadCLICK HERE
Authorvobaotoan.com

Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.

“Có 02 điều khó mà bản thân cùng khám phá:
01 Tìm ra điểm mạnh của bản thân là gì?
02 Chấp nhận thiếu sót và hoàn thiện chúng”
– Daniel Võ –

VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups

2 thoughts on “SỨC CHỊU TẢI CỌC LY TÂM PHC – TCVN 7888:2014 – Excel 34

  1. Em chào anh, em đã tham khảo bảng tính sức chịu tải cọc ly tâm theo TCVN 7888-2014 nhưng có một số công thức em chưa thấy tiêu chuẩn đề cập mong anh giải thích giúp em ạ. Cụ thể là các công thức tính Mô đun đàn hồi sau khi căng, cường độ chịu nén sau khi căng, các thông số, công thức này mình đang lấy theo tiêu chuẩn nào vậy ạ? Em cảm ơn ạ.

    1. Chào bạn,

      Chính xác hơn: gọi là module đàn hồi của bê tông tại thời điểm truyền cáp (căng cáp). Mà tiếng anh là MOE of Concrete at transfer ha.

      Công thức trong file mình không nhớ lấy ở đâu, nhưng có thể tính theo công thức của ACI: Eci = 4700xsqrt(f’c). Với f’c là cường độ chịu nén của bê tông ở thời điểm căng cáp.

      Thường lấy bằng (70-75)% fcu (cường độ chịu nén của bê tông ở 28days ha).

      B.Toan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *