MÓNG BĂNG CÓ BỐ TRÍ THÉP LỚP TRÊN CHO BẢN MÓNG?

Móng băng có bố trí thép lớp trên cho bản móng không? Cùng tìm hiểu quan điểm thiết kế móng băng, để tìm câu trả lời. Tìm hiểu ngay! “Ăn để …

TÍNH CHIỀU DÀI NỐI THÉP – THEO TCVN 5574:2018 – EXCEL 80

Tính chiều dài nối thép – theo TCVN 5574:2018 cần những thông số gì? Những điểm cần chú ý khi tính toán chiều dài nối thép? Tìm hiểu ngay! Trong cuộc …

CHỌN COMBO NÀO ĐỂ TÍNH SỐ LƯỢNG CỌC TRONG ĐÀI?

Chọn Combo nào để tính số lượng cọc trong đài? Căn cứ vào đâu, để ta áp dụng Combo đó để tìm ra số lượng cọc? Tìm hiểu ngay! “Đi tìm …

Kiểm tra vết nứt sàn theo TCVN 5574-2018 có những điểm gì khác so với TCVN 5574-2012? Những thay đổi này ảnh hưởng gì đối với công trình đã làm trước đây?

KIỂM TRA VẾT NỨT SÀN THEO TCVN 5574-2018 - vobaotoan.com
KIỂM TRA VẾT NỨT SÀN THEO TCVN 5574-2018 – vobaotoan.com

“Giữa thành công và thất bại có con sông gian khổ.
Trên con sông đó có cây cầu tên là sự cố gắng”
– Khuyết Danh –

Cám ơn Tất cả mọi người!

Cuộc sống luôn vận động không ngừng và bắt buộc chúng ta phải luôn thích nghi để đáp ứng được sự phát triển của xã hội ngày nay.

Nhưng để thích nghi được thì đầu tiên bắt buộc chúng phải THAY ĐỔI, nhắc đến 2 từ thay đổi thì luôn là nỗi ám ảnh cho những ai ngại những điều mới mẻ nhưng cũng là cơ hội để khám phá những góc nhìn mới mà ta có thể đã lãng quên tài năng của chính mình.

Phần lớn mọi người thích sự quen thuộc vì con người chúng ta có xu hướng muốn được “an toàn” và Toàn cũng thế. Khi nghe tin tiêu chuẩn thay đổi thì việc đầu tiên chính là phải làm lại các bảng tính. Ôi, sao cứ đổi miết vậy!

Có lẽ đúng như ông cha ta có câu: “gian nan thử sức”, thiết kế các công trình mới bây giờ thẩm tra bắt buộc phải tuân theo tiêu chuẩn hiện hành => phải thay đổi để đáp ứng nghề nghiệp trước mắt. Cũng chính vì thế mà có thêm động lực để làm và chia sẻ cho mọi người để cùng áp dụng vào công việc của chính mình.

Và đây là hình ảnh về file:

Phần nhập INPUT đầu vào, nhập tất cả vào đây sẽ Review nhanh chóng.

Và đậy là phần diễn giải chi tiết để làm thuyết minh.

KIỂM TRA VẾT NỨT SÀN THEO TCVN 5574-2018 - vobaotoan.com
KIỂM TRA VẾT NỨT SÀN THEO TCVN 5574-2018 - vobaotoan.com

Những điểm khác so với TCVN 5574-2012 là gì?

Nhìn chung ngoài khác công thức ra, thì chủ yếu là kể đến giảm Module đàn hồi của bê tông khi cấu kiện bị nứt là đáng kể nhất.

Thay đổi này ảnh hưởng gì đồi với công trình đã thiết kế trước đây?

Theo kết quả tính ra theo TCVN 5574-2018 lớn hơn so với TCVN 5574-2012 nhưng không chênh lệch nhiều so với trước đây. Nên theo mình, nếu thiết kế theo tiêu chuẩn cũ vẫn đảm bảo.

Title:KIỂM TRA VẾT NỨT SÀN THEO TCVN 5574-2018– EXCEL 33
Link downloadCLICK HERE
Authorvobaotoan.com

Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.

“Bắt đầu biết buông ra, là bắt đầu cảm nhận được hạnh phúc”
– Daniel Võ –

VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups

28 thoughts on “KIỂM TRA VẾT NỨT SÀN THEO TCVN 5574-2018 – Excel 33

    1. Chào bạn Hiếu,

      Cám ơn bạn, mình đã xem và điều chỉnh lại điều này. Đúng là có khác so với TCVN 5574-2012

      Trân trọng,
      B.Toan

  1. Cho mình hỏi:
    Giá trị của Momen ngắn hạn và Momen dài hạn là ứng với giá trị tải trọng hay tổ hợp tải trọng nào. Xin cảm ơn.

    1. Chào bạn,
      Bạn xem thêm trong TCVN 5574-2018 đề cập rất rõ về vấn đề này.
      Mnh = DL+LL
      Mdh = DL+(025-0.3)LL

      B.Toan

      1. a ơi cho e hỏi, này đề cập mục nào của tcvn5574 ạ, e kiếm hoài không thấy, có thể e cũng chưa hiểu lắm. Cảm ơn anh.

        1. Chào bạn,

          Trong file tính, có Sheet “CSTT” là dẫn chứng từ tiêu chuẩn bạn nhé. Bạn có thể tham khảo tại sheet này.

          B.Toan

  2. Hi anh, em Lộc nè, anh cho em hỏi vì sao vết nứt cho phép của thép kéo nguội, cáp, thép cường độ cao lại nhỏ hơn thép thường nhỉ?

    1. Chào Lộc.

      Cám ơn bạn đã có 01 câu hỏi rất hay. Đây là qui định trong tiêu chuẩn, mà đôi khi những qui định này bắt nguồn từ thực nghiệm, mà mình chưa có điều kiện để thực hiện nên khó trả lời bạn 01 cách chính xác nhất.

      Nhưng theo mình, cấu kiện BTCT thì vết nứt xuất hiện ở vùng chịu kéo nơi thép làm việc và bê tông thì không. Và cốt thép làm việc nhưng đảm bảo, bê tông chịu nén bị phá hoại sau cùng. Vì thế mình nghĩ đây là qui định đảm bảo cho bê tông vùng nén không bị phá hoại trước khi cốt thép vùng kéo đạt đến giới hạn chả.

      Bạn có thể tham khảo thêm link bên dưới này:
      https://link.springer.com/content/pdf/10.1007/s40069-013-0054-z.pdf

  3. anh Toàn cho em hỏi, trong tiêu chuẩn 5574-2018 chỉ nói về kiểm tra nứt võng cho cấu kiện nói chung, vậy kiểm tra nứt võng của SÀN và DẦM khác nhau cơ bản như thế nào nhỉ?
    Cảm ơn anh
    Sang Nguyen

    1. Chào bạn,

      Dầm, sàn là cấu kiện chịu uốn về cơ bản là giống nhau bạn nhé. Mình tách ra 02 file để chọn thép và tiết diện dầm, sàn cho thuận tiện trong sử dụng thôi.

      B.Toan

  4. Ai có file này cho mình xin với ạ (pthieu2094@gmail.com), mình vào link không được, cảm ơn nhiều ạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *