MÓNG BĂNG CÓ BỐ TRÍ THÉP LỚP TRÊN CHO BẢN MÓNG?

Móng băng có bố trí thép lớp trên cho bản móng không? Cùng tìm hiểu quan điểm thiết kế móng băng, để tìm câu trả lời. Tìm hiểu ngay! “Ăn để …

TÍNH CHIỀU DÀI NỐI THÉP – THEO TCVN 5574:2018 – EXCEL 80

Tính chiều dài nối thép – theo TCVN 5574:2018 cần những thông số gì? Những điểm cần chú ý khi tính toán chiều dài nối thép? Tìm hiểu ngay! Trong cuộc …

CHỌN COMBO NÀO ĐỂ TÍNH SỐ LƯỢNG CỌC TRONG ĐÀI?

Chọn Combo nào để tính số lượng cọc trong đài? Căn cứ vào đâu, để ta áp dụng Combo đó để tìm ra số lượng cọc? Tìm hiểu ngay! “Đi tìm …

Tính toán sức chịu tải của cọc chịu kéo như thế nào? Các loại khác nhau thì kiểm tra có giông nhau không? Cách tăng khả năng chịu kéo của cọc ra sao? Tìm hiểu ngay!

TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CHỊU KÉO NHƯ THẾ NÀO? - Vobaotoan.com
TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CHỊU KÉO NHƯ THẾ NÀO? – Vobaotoan.com

“Mọi sự khởi đầu mới đều bắt đầu từ những việc nhỏ nhất
– Daniel Vo –

Cám ơn Tất cả mọi người!

Đất nước ta đang vào trong thời kỳ vàng của lực lượng lao động, là cơ hội để phát triển kinh tế để mở ra trang sử mới cho đất nước. Nhưng bên cạnh đó cũng là bài toán cần giải quyết về nhu cầu về sinh hoạt cho nguồn lực dồi dào này. Từ việc chỗ ăn ở, phương tiện đi lại,..Do đó để giải quyết vấn đề này, thì ngày nay nhiều công trình phải làm tầng hầm hay cả những công trình ngầm để tăng diện tích ở cho người dân giống như các nước đang phát triển hiện nay trong khu vực và trên thế giới..Điển hình như đất nước Singapore mà mình có dịp tham quan. Với diện tích nhỏ, dân số đông thì nhiều công trình ngầm được ứng dụng từ giao thông đến nhà ở.

Cũng chính vì thế, khi thiết kế móng cọc cho những công trình ngầm này, sẽ chịu tải của áp lực nước tác dụng lên tầng hầm càng lớn khi càng làm nhiều tầng hầm. Thì cọc ngoài chịu tải nén như thông thường từ tải trọng bên trên truyền xuống, còn phải kể thêm tải trong từ dưới lên do áp lực nước gây ra.

  • Tải trọng công trình từ trên xuống => cọc bê tông cốt thép chịu nén rất tốt. Vì chúng ta tận dụng sát sức chịu tải vật liệu của cọc.
  • Tải trọng do áp lực nước từ dưới lên => cọc bê tông cốt thép chịu kéo kém. Do chỉ có thép chịu kéo là chính, bê tông chịu kéo rất kém.

Hầu hết tiêu chuẩn bàn về sức chịu nén của cọc rất nhiều, còn việc chịu kéo thù ít hơn. Vậy chúng ta tính sức chịu kéo của cọc như thế nào?

TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CHỊU KÉO NHƯ THẾ NÀO? - Vobaotoan.com
TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CHỊU KÉO NHƯ THẾ NÀO? – Vobaotoan.com
  • Phạm vi áp dụng:

Dùng cho cọc ly tâm, cần kiểm tra chịu  kéo, do cọc ly tâm bị rỗng phần lõi, do đó để cần 01 lớp bê tông mới để neo vào đài => tăng sự liên kết  giữa cọc và đài. Vì thế, kiểm tra sức chịu kéo của cọc chính là kiểm tra lực ma sát giữa bê tông cũ và mới.

Có 03 cách kiểm tra thông thường như sau:

  1. Theo TCVN 5574-2018 – Phụ lục I : Tính toán kết cấu bán lắp ghép
  2. Theo 22TCN -272-05: Tiêu chuẩn thiết kế cầu
  3. Theo ASTM C1059 theo Sikadur 732: Tính toán theo phụ gia

Cách 3 sẽ tốn chi phí hơn nhưng tăng được sức chịu kéo của cọc.
Cách 1,2 sức chịu tải kém hơn cách 3, phụ thuộc chiều dài đoạn đổ bê tông mới.

TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CHỊU KÉO NHƯ THẾ NÀO? - Vobaotoan.com
TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CHỊU KÉO NHƯ THẾ NÀO? - Vobaotoan.com
  • Phạm vi áp dụng:

Dùng cho cọc ly tâm và các cọc khác như cọc vuông hay cọc khoan nhồi,..Đây là điều kiện kiểm tra thường sử dụng nhất khi cọc ly tâm chưa thịnh hành như hiện nay.

TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CHỊU KÉO NHƯ THẾ NÀO? - Vobaotoan.com
  • Phạm vi áp dụng:

Dùng cho tất cả các loại cọc ép-đóng, đây là 01 trong những điều kiện cần kiểm tra. Vì các OPTION 1 và OPTION 2 nằm trên mặt đất, có thể xử lý dễ dàng hơn là OPTION 3, khi đường hàn này nằm bên dưới chúng ta không hoàn toàn kiểm soát được. Mặt khác, thi công với số lượng cọc đài trà lớn, dễ xảy ra chất lượng mối hàn không tốt và thường không có thí nghiệm kiểm tra về OPTION này.

Dùng que hàn N42, có cường độ đường hàn là 180Mpa, với chiều cao đường hàn 4mm.
Cọc D300 với chu vi cọc là: Um = πD=0.3π (m)
Tính sức chịu kéo đứt của mối hàn: F = Umxhfxfwfc=  0.3πx0.004x180x103x0.9=  610 kN.

TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CHỊU KÉO NHƯ THẾ NÀO? – Vobaotoan.com

Chúng ta có thể thấy rằng, cọc ly tâm cần kiểm tra điều kiện chịu kéo là nhiều nhất. Do đó, khi gặp những công trình nhiều tầng hầm hay áp lực nước lớn thường hạn chế sử dụng cọc ly tâm mà thay bằng cọc vuông hay cọc khoan nhồi. NHƯNG chi phí cọc ly tâm rẻ hơn các cọc còn lại, vì thế mà vẫn có thể sử dụng cọc ly tâm chịu kéo nhưng cần phải tính toán kỹ và có thí nghiệm kéo thử để mang lại sự an tâm cho người thiết kế và cho người sử dụng dự án.

P/S: Ngoài ra còn 01 cách nữa, ít khi sử dụng có thể tăng sức chịu kéo của cọc ly tâm theo mình là lớn nhất. Cách này được mấy anh chia sẻ nhưng rất ít áp dụng. Như các bạn đã thấy, trong các phương án tính toán sức chịu kéo của cọc ly tâm. Chúng ta hoàn toàn có thể tăng số lượng thép, cải thiện mối nối hàn nhưng tăng ma sát cọc thì cần tăng L đổ bê tông mới => tăng ma sát. Vậy chúng ta tăng chiều dài L này bằng cách cho cọc ly tâm ngàm vào đài nhiều hơn là 100mm. Bạn nghĩ sao về cách làm này?

Nhược điểm của cách này:

  • Cắt thép đài móng phức tạp hơn qua vị trí cọc.
  • Tính toán phần cọc chiếm chỗ trong đài móng nhiều hơn.
  • Chỉ dùng cho công trình có tầng hầm để cọc không bị chồi phía trên ảnh hưởng công tác di chuyển của robot ép cọc.

Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.

VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups

6 thoughts on “TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CHỊU KÉO NHƯ THẾ NÀO?

  1. Cám ơn tác rất nhiều. Trong web của tác giả có nhiều bài viết rất hay và giải đáp được nhiều vấn đề thực tế mà trong giảng đường hay sách vỡ chưa nói cụ thể.
    Chúc tác giả thật nhiều sức khỏe và sẽ có nhiều bài viết hay để góp phần xây dựng nên các công trình ngày càng tốt hơn.
    Trân trọng

  2. Cảm ơn anh Toàn đã chia sẻ rất nhiều thông tin.

    Mình gửi thêm cách kiểm tra theo EC2-mục 6.2.5 :
    Vrdi=c*fctd+muy*sigma_n

    Anh Toàn cho hỏi thêm, bê tông đổ sau này sẽ co ngót nhiều hơn phần cọc bê tông đổ trước (Sách kết cấu ống thép nhồi bê tông-mục 2.4.2 và 4.2.3-GS.TS.Nguyễn Viết Trung).
    Co ngót gây ra ứng suất kéo và tách lớp giữa bê tông mới và bê tông cũ.
    Khi có ứng suất kéo theo phương vuông góc với mặt phẳng giữa hai đợt đổ, lực dính bám sẽ không được tính đến (Theo TCVN 5574:2018 phụ lục I và EC2 mục 6.2.5).

    Sử dụng bê tông không co ngót cho phần bê tông đầu cọc này có đảm bảo không tách lớp giữa bê tông cũ và mới hay không?

    1. Chào bạn,

      Cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin hữu ích cho kênh và mọi người ha.

      Tính cọc chịu kéo (nhổ) theo TCVN 5574:2018 thấy ra an toàn (nhỏ hơn), khi tính toán EC.

      Nhưng để an toàn, thì cần có thí nghiệm kéo thử cọc như thí nghiệm nén tĩnh đầu cọc ha,

      Còn việc để không bị tách lớp giữa bê tông cũ và mới => theo mình biết thường sử dụng Sika latex hoặc sika dur 732 (752).

      B.Toan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *