Các cách chống đẩy nổi bể ngầm gồm những cách nào? Ứng dụng thực tế của các cách này ra sao? Ưu và nhược điểm của từng phương án ra sao? Tìm hiểu ngay,
“Mọi sự khởi đầu mới đều bắt đầu từ những việc nhỏ nhất
– Daniel Vo –
Cám ơn Tất cả mọi người!
Trong thực tế hiện nay, bể ngầm luôn hiện hữu trong mỗi công trình. Và có 01 vấn đề mà trước đây hay xảy ra đó là bể ngầm bị đẩy nổi, vì thế mà chúng ta cần kiểm tra bể ngầm có bị đẩy nổi hay không? Vậy các cách giải quyết vấn đề này như thế nào cho hiệu quả? Cùng mình tìm hiểu qua bài này, để chúng ta tìm ra được biện pháp phù hợp cho công trình.
Như mọi người đã biết, Bể ngầm bị ĐẨY NỔI khi:
Áp lực đẩy nổi (ALDN) > Trọng lượng bản thân (TLBT) của bể.
Trong đó:
Áp lực đẩy nổi (ALDN) = ϒnxh
Trọng lượng bản thân bao gồm:
- TLBT đáy bể
- TLBT thành bể
- TLBT nắp bể (không kể vào ở đây vì tránh trường hợp nắp bể chưa thi công => đảm bảo an toàn cho người thiết kế).
Dựa vào công thức trên thì ALDN là một hằng số KHÔNG ĐỔI => chúng ta tìm cách tăng TLBT của bể lên là cách phù hợp nhất.
EX: Để rõ hơn, chúng ta cùng đi vào một ví dụ như hình bên dưới, có các thông số như sau:
- Bể có kích thước 3.5x8x3.3m
- Bản thành ngoài dày 250mm, thành trong 200mm
- Bản đáy dày 250mm
Kiểm tra đẩy nổi của bể và tìm cách giải quyết nếu bể bị đẩy nổi.
Để kiểm tra nhanh bể ngầm trên, mình sử dụng bảng tính lập ra và upload trên website: vobaotoan.com để tính toán. Kết quả thu được như sau:
Nhận xét: ALDN > TLBT của bể => Bể bị đẩy nổi. Vì thế cần tăng TLBT bể lên, bằng cách: Tăng chiều dày đáy bể lên 450mm, thành ngoài lên 300mm. Kết quả như sau:
Nhận xét: ALDN < TLBT của bể => Bể không bị đẩy nổi. Cách này đơn giản nhưng bản đáy khá dày, dễ nứt khi thi công => Ban QLDA của khách hàng khó chấp nhận.
Ta mở rộng mỗi bên đáy bể mỗi bên thêm 1m, để tận dụng TLBT của đất khi lấp đất lại sau khi thi công thành bể xong, như hình bên dưới:
Nhận xét: ALDN < TLBT của bể => Bể không bị đẩy nổi. Cách này đơn giản chỉ cần mở rộng đáy bể => Ban QLDA dễ chấp nhận.
Lưu ý: Phương án này tốt nhưng cần phải thi công chống thấm nhanh, để lấp lại đất => chống đẩy nổi cho bể ngầm.
Phương án móng cọc, có thể nói là phương án AN TOÀN nhất. Nhưng cần lưu ý một số điểm sau:
- Nếu nền đất yếu, làm móng cọc cho bể ngầm thì tốt. Nhưng nếu đất nền tốt => Ban QLDA khó chấp nhận vì làm móng cọc tăng chi phí.
- Nếu làm móng cọc => ALDN tác dụng lên cọc chịu => kiểm tra cọc chịu nhổ (chịu kéo). Làm cọc ly tâm cần kiểm tra và cấu tạo cọc chịu kéo cho phù hợp.
Tính sức chịu tải cọc ly tâm chịu kéo như thế nào? Mọi người có thể download tại đây.
Đây là phương pháp hay sử dụng và dễ được sự đồng ý của Ban QLDA nhất. Vậy kết hợp với thi công là sao?
KẾT LUẬN:
Dù sử dụng cách giải quyết nào thì cần lưu ý, hạ mực nước ngầm trước khi thi công bể ngầm => đảm bảo bề rộng đáy bể luôn khô ráo.
Chúc mọi người luôn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống!
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups