MÓNG BĂNG CÓ BỐ TRÍ THÉP LỚP TRÊN CHO BẢN MÓNG?

Móng băng có bố trí thép lớp trên cho bản móng không? Cùng tìm hiểu quan điểm thiết kế móng băng, để tìm câu trả lời. Tìm hiểu ngay! “Ăn để …

TÍNH CHIỀU DÀI NỐI THÉP – THEO TCVN 5574:2018 – EXCEL 80

Tính chiều dài nối thép – theo TCVN 5574:2018 cần những thông số gì? Những điểm cần chú ý khi tính toán chiều dài nối thép? Tìm hiểu ngay! Trong cuộc …

CHỌN COMBO NÀO ĐỂ TÍNH SỐ LƯỢNG CỌC TRONG ĐÀI?

Chọn Combo nào để tính số lượng cọc trong đài? Căn cứ vào đâu, để ta áp dụng Combo đó để tìm ra số lượng cọc? Tìm hiểu ngay! “Đi tìm …

Cấu kiện BTCT trong môi trường ẩm nên chọn cấp chống thấm là bao nhiêu? Điều này có ảnh hưởng gì đến tiết diện cấu kiện hay không? Tìm hiểu ngay!

CẤU KIỆN BTCT TRONG MÔI TRƯỜNG ẨM NÊN CHỌN CẤP CHỐNG THẤM LÀ BAO NHIÊU?
CẤU KIỆN BTCT TRONG MÔI TRƯỜNG ẨM NÊN CHỌN CẤP CHỐNG THẤM LÀ BAO NHIÊU? – Vobaotoan.com

Cám ơn Tất cả mọi người!

Trong bài chia sẻ trước về tiết diện cấu kiện tối thiểu mà bạn cần phải biết? Mục đích là đảm bảo AN TOÀN cho công trình. Ngoài ra, còn một vấn đề khác cũng liên quan đến chọn tiết diện của cấu kiện nhưng lại thường ít được đề cập, đó là chọn cấp chống thấm cho các cấu kiện BTCT tiếp xúc thường xuyên với môi trường xâm thực là nước, như các cấu kiện phần ngầm như: vách hầm, vách bể..

Trước đây, Toàn cũng như mọi người, thường thì chỉ quan tâm đến kiểm tra chịu lực và vết nứt của bê tông là đủ. Còn vấn đề chọn cấp chống thấm thường ít quan tâm. Nhưng sau này, khi đứng trên vai trò mới, đòi hỏi phải nắm rõ về các tiêu chí thiết kế mà còn phải biết về các tiêu chí về vật liệu. Thì CẤP chống thấm của cấu kiện là yếu tố rất quan trọng khi đưa vào sử dụng. Nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thậm chí là ô nhiễm nguồn sinh hoạt trong các bể nước ngầm, hay ăn mòn cốt thép trong bê tông => làm giảm tuổi thọ công trình. Có lẽ đây là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn cả.

Hình dưới đây, là một ví dụ về một công trình yêu cầu về CẤP CHỐNG THẤM về vật liệu kết cấu cho các cấu kiện phần ngầm của công trình được qui định trong bản vẽ “Ghi chú chung”.

CẤU KIỆN BTCT TRONG MÔI TRƯỜNG ẨM NÊN CHỌN CẤP CHỐNG THẤM LÀ BAO NHIÊU? - Vobaotoan.com

Vậy cơ sở nào để chọn CẤP CHỐNG THẤM cho các cấu kiện công trình? Và điều này có ảnh hưởng gì đến tiết diện các cấu kiện?

Trong TCVN 8218:2009, có qui định cho chúng ta về cách chọn cấp chống thấm cho công trình. Dựa vào tỉ số H/δ (chiều cao mực nước/chiều dày cấu kiện).

CẤU KIỆN BTCT TRONG MÔI TRƯỜNG ẨM NÊN CHỌN CẤP CHỐNG THẤM LÀ BAO NHIÊU? - Vobaotoan.com

Qua bảng trên, thì ta thấy rằng nếu chiều dày bể càng nhỏ => cần cấp chống thấm càng cao và ngược lại. Do đó, cần lưu ý đến chiều dày cấu kiện khi tiếp xúc với môi trường ẨM.

Từ đó, mà có Yêu cầu về hỗn hợp bê tông và bê tông chống thấm:

– Cường độ nén ở tuổi 28 ngày không nhỏ hơn mác thiết kế.

– Mức chống thấm không thấp hơn mức chống thấm cần thiết chọn theo tỷ lệ chiều cao cột nước/chiều dày kết cấu;

– Tỷ lệ N/X không lớn hơn giá trị chọn theo yêu cầu về cường độ chịu nén và cấp chống thấm của bê tông;

– Lượng hạt mịn hạt có kích thước nhỏ hơn 0,3mm trong 1m3 bê tông khoảng 450-800kg tuỳ theo Dmax của cốt liệu lớn và loại cốt liệu lớn là sỏi hoặc đá dăm;

– Lượng xi măng trong 1m3 bê tông không nên nhỏ hơn 350kg và không nên lớn hơn 480kg;

– Hỗn hợp bê tông cần có độ dẻo phù hợp với phương pháp đổ, thiết bị đầm và không bị tách nước.

“Để thành công nên biết đặt cảm xúc đúng chỗ.
Nhưng chính cảm xúc tạo là điều kì diệu của con người.
Hãy chấp nhận và trân trọng chúng.”
– Daniel Võ –

Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.

VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *