Có mấy cách nhập tải gió theo TCVN 2737-2023 vào mô hình tính toán của công trình? Có điểm gì cần lưu ý khi mô hình? Tìm hiểu ngay nhé!
Xem thêm: Hệ số giảm tải trọng sàn theo TCVN 2737-2023
Xem thêm: Kiểm tra ổn định công trình do tải trọng gió
Xem thêm: Tính toán cầu thang Zigzag
Cám ơn Tất cả mọi người!
Có nhiều lúc, admin tự hỏi mình và mọi người: ”Sao các món ăn, các trò chơi còn bé thường chơi, hay những bài hát,… Sao bây giờ chúng ta không còn cảm thấy thích nữa nhỉ?”. Câu trả lời dường như rất đơn giản, mà hầu như ai cũng có đáp án cho riêng mình: ”Do chúng ta đã lớn, khẩu vị chúng ta khác đi, sở thích cũng khác đi. Giống như con đường ngày xưa đi học sao thấy xa quá, bây giờ đi lại thấy thật ngắn.”
Hay nói một cách khác, ngắn gọn hơn :”Đó là sự cải tiến hay tiến hóa”. Cách đây hơn 2000 năm, đã có người nhìn thấy được các quy luật vận hành của vạn vật. Nhưng trong số đó, có 03 quy luật chính mà chúng ta cần biết:
- Quy luật luân hồi
- Quy luật nhân quả
- Quy luật tiến hóa
Nhìn lại mọi thứ đều đúng, để có thể bước tiếp một chặng đường, thì cần phải đổi mới chính mình. Từ cách trao dồi thêm kiến thức, kỹ năng hay cả sự yêu thương. Nếu chúng ta không ngừng trao dồi thì mãi mãi sẽ không bao giờ có kết quả được.
Và cũng chính vì thế, mà từ đây những kỹ sư thiết kế công trình được khoác lên mình, một tiêu chuẩn mới trong chuyên ngành. Đó là TCVN 2737-2023 : “Tải trọng và tác động”, đây có thể xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất, vì tất cả các thông số đầu vào đều được tra từ đây.
Tiêu chuẩn này được ban hành, như là một lẽ tất yếu của sự CẢI TIẾN. Trong đó, điểm đáng chú ý trong TCVN 2737-2023 bao gồm:
- Làm rõ tải trọng lên công trình.
- Phân loại các tải trọng.
- Hệ số độ tin cậy của từng tải trọng
- Hệ số tổ hợp tải trọng
- Cách xác định tải trọng gió (được xem là cải tiến lớn nhất).
Vậy theo TCVN 2737-2023, có mấy cách nhập tải gió vào công trình?
Công thức tính tải gió có thay đổi, nhưng hầu như công thức tính toán khá rõ ràng, nên kỹ sư hoàn toàn có thể tính toán theo. Tuy nhiên, phần hệ số khí động C, có khá nhiều hạng mục. Chính vì thế, mà trong bài này, admin chia sẻ với mọi người cách xác định và cách nhập tải gió vào trong mô hình tính toán.
Vì trước đây, TCVN 2737-1995 cũng có đề cập 02 vấn đề trên. Nhưng chúng ta cũng bỏ qua đối với nhà BTCT và bên đơn vị thẩm tra cũng không đề cập gì.
Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.
ĐĂNG KÝ ỦNG HỘ KÊNH TẠI ĐÂY
“Cuộc sống không có đúng sai, đơn giản đó chỉ là sự lựa chọn.”
– Daniel Võ –
Cám ơn mọi người đã luôn quan tâm và ủng hộ kênh!
Chúc mọi người hạnh phúc trong công việc và cuộc sống!
VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups
Theo dõi trang của anh đã lâu . Rất cảm ơn những chia sẻ từ anh. Tuyệt vời !
Cám ơn bạn đã luôn theo dõi kênh.
Chúc bạn công việc của bạn tốt ha!
B.Toan
cảm ơn a Toàn nhiều !
Add cho mình hỏi, nếu theo bảng tính ở trên thì phương án nhập vào dầm biên mình dùng giá trị Wd, Wh là gía trị gió đẩy gió hút nhập vào dầm biên như bình thường.
còn giá trị Wkx là nhập thep phương án vào tâm hình học của công trình phải ko add?
Cho mình hỏi nếu xét đến áp lực gió bên hông của công trình: vì áp lực hông hai bên công trình đối xứng và triệt triêu nhau. Vậy về cơ bản thì mình không cần nhập áp lực gió bên hông vào etabs phải không anh?
Xin cảm ơn.
Chào bạn,
Đối với nhà xưởng, tải gió bên hông sẽ nguy hiểm cho tường biên. Vì bao che bên nhà xưởng chỉ là tole và giằng => Do đó, cần tính toán cho an toàn tương tự như gió bốc mái.
Còn công trình dân dụng, tường bao che là tường xây. Chắc chắn, nên thường bỏ qua ha.
Admin.