MÓNG BĂNG CÓ BỐ TRÍ THÉP LỚP TRÊN CHO BẢN MÓNG?

Móng băng có bố trí thép lớp trên cho bản móng không? Cùng tìm hiểu quan điểm thiết kế móng băng, để tìm câu trả lời. Tìm hiểu ngay! “Ăn để …

TÍNH CHIỀU DÀI NỐI THÉP – THEO TCVN 5574:2018 – EXCEL 80

Tính chiều dài nối thép – theo TCVN 5574:2018 cần những thông số gì? Những điểm cần chú ý khi tính toán chiều dài nối thép? Tìm hiểu ngay! Trong cuộc …

CHỌN COMBO NÀO ĐỂ TÍNH SỐ LƯỢNG CỌC TRONG ĐÀI?

Chọn Combo nào để tính số lượng cọc trong đài? Căn cứ vào đâu, để ta áp dụng Combo đó để tìm ra số lượng cọc? Tìm hiểu ngay! “Đi tìm …

Kiểm tra phản lực đầu cọc như thế nào cho nhanh chóng và chính xác? Chúng ta nên lập file excel như thế nào cho dễ kiểm soát. Tìm hiều nhé.

Kiểm tra phản lực đầu
KIỂM TRA PHẢN LỰC ĐẦU CỌC – EXCEL 6 – vobaotoan.com

” Chúng ta không thể tạo nên một tương lai tương sáng,
nếu chưa làm cho hiện tại trở nên tuyệt vời hơn”
– Khuyết Danh –

Cám ơn Tất cả mọi người!

Mình trải qua nhiều công ty khác nhau, mỗi nơi sẽ có file tính toán và giao diện file excel khác nhau về kiểm tra phản lực đầu cọc để phù hợp và thuận tiện cho người sử dụng nhất có thể.
Thông qua những kinh nghiệm tính toán và đúc kết được giao diện sao cho dễ sử dụng nhất. Mình lập ra file tính này chia sẻ cho mọi người cùng áp dụng.

Sức chịu tải của cọc có 2 cách tính toán thông thường: (mình không đề cập ở đây cách tính toán như thế nào? Các bạn có thể tham khảo các website khác chuyên chủ đề hơn hoặc đọc sách chuyên ngành xây dựng để nắm cách tính).
1. Tính theo sức chịu tải đất nền (theo SPT, hay tính chất cơ lí)
2. Dựa vào thí nghiệm nén tĩnh ngoài hiện trường để xác định ngược trở lại. (chính xác nhất và hay dùng cho các công trình lớn, mình cũng hay dùng).

Đây là bảng trích dẫn từ mục 7.1.11 TCVN 10304-2012 dựa vào số lượng cọc trong đài bao nhiêu mà sẽ có được sức chịu tải của từng cọc trong đài tương ứng.

TCVN 10304-2012 Thiết kế móng cọc – vobaotoan.com

Để dễ dàng kiểm soát phản lực đầu cọc trong việc lập file excel lời khuyên của mình nên đặt tên độ cứng cọc theo sức chịu tải cọc.
Ví dụ: Sức chịu tải cọc cho đài móng lớn hơn 21 cọc là: 1920 kN => Đặt tên trong Safe là P192 or C192 tùy thói quen của bạn.

Kiểm tra phản lực đầu

Sau khi chạy xong mô hình vào đây để xuất các thông tin cần thiết ra file Excel:

Kiểm tra phản lực đầu
KIỂM TRA PHẢN LỰC ĐẦU CỌC – EXCEL 6 – vobaotoan.com

Sau khi xuất phản lực cọc và thông tin cọc sang Excel bạn copy phần phản lực đầu cọc vào vùng màu xanh bên dưới và bên tay phải là phần số thứ tự cọc và sức chịu tải cọc.

File sẽ tự động tìm và check phản lực đầu cọc cho bạn. Nếu không thỏa sẽ báo là “N.G” ngược lại là “OK“.

Kiểm tra phản lực đầu

Làm tiếp tục như vậy cho trường hợp tải gió và động đất.

Kiểm tra phản lực đầu
KIỂM TRA PHẢN LỰC ĐẦU CỌC – EXCEL 6 – vobaotoan.com
Title:Kiểm tra phản lực đầu cọc trong đài móng. – Excel 6
Link downloadCLICK HERE
Authorvobaotoan.com

Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.

“Chuẩn bị mọi thứ hôm nay để bắt đầu cho ngày mai”
– Daniel Võ –

VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *