KIỂM TRA SỨC CHỐNG CẮT CỦA DẦM THEO TCVN 5574-2018 – EXCEL 79

Kiểm tra Sức chống cắt của Dầm theo TCVN 5574-2018 Update ra sao? Có điểm gì khác so với trước đây? Tìm hiểu ngay! Chúng ta vừa trải qua một mùa …

NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH TỔNG THỂ TRÊN NỀN BIẾN DẠNG

Chia sẻ với mọi người tài liệu tham khảo, phục vụ cho chuyên ngành của chúng ta. NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH TỔNG THỂ TRÊN NỀN BIẾN DẠNG – ThS.Ngô Văn NamDownload: CLICK …

KẾT CẤU ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG

Chia sẻ với mọi người tài liệu tham khảo, phục vụ cho chuyên ngành của chúng ta. KẾT CẤU ỐNG THÉP NHỒI BÊ TÔNG – GS.TS.NGUYỄN VIẾT TRUNGDownload: CLICK HERE Các bảng …

Những điều mà nhà trường không dạy bạn khi đang ngồi ghế nhà trường là gì? – Part 2 Và chúng có ý nghĩa gì đối với bạn? Tìm hiểu ngay.

NHỮNG ĐIỀU MÀ NHÀ TRƯỜNG KHÔNG DẠY BẠN -P2 -Vobaotoan.com
NHỮNG ĐIỀU MÀ NHÀ TRƯỜNG KHÔNG DẠY BẠN -P2 -Vobaotoan.com

“Trường học khác với Trường đời ở chỗ: Trường học thì học xong mới thi,
còn Trường đời thì chúng ta thi xong mới có được bài học”
– Khuyết Danh –

Cám ơn Tất cả mọi người!

Dù bạn là ai? Đang thiết kế công trình dạng nào đi nữa? Thì mình tin rằng, mỗi người sẽ có 1 công trình để lại trong lòng nhiều cảm xúc nhất. Đó có thể là một công trình TRỌNG ĐIỂM của quốc gia như tòa nhà LANDMARK 81 hay đơn giản chỉ là một ngôi nhà cấp 4,..Tùy theo mỗi công trình mang lại cho ta kỉ niệm gì hay bài học gì thì chúng ta sẽ có nhiều nỗi nhớ nhất.

Và công trình dưới đây cho 1 loạt SERI “Những điều mà Trường học không dạy bạn” để lại cho mình nhiều điều muốn chia sẻ cho các bạn tránh được 02 sai lầm sau:

  • Chiều cao thông thủy của hành lang
  • Tiết diện dầm như thế nào là hợp lý ?

1. CHIỀU CAO THÔNG THỦY CỦA HÀNH LANG

Như bản vẽ KIẾN TRÚC mình highlight bên dưới thì khu vực hành lang riêng của dãy phòng học thì cao độ sàn bao giờ cũng thấp hơn so với trong phòng học 50mm, điều này đã được đề cập trong PHẦN I của seri này.

NHỮNG ĐIỀU MÀ NHÀ TRƯỜNG KHÔNG DẠY BẠN -P2 -Vobaotoan.com

Và đây bản vẽ Framing plan (mặt bằng kết cấu) thể hiện đúng như thế? Rất tốt khi áp dụng xong PHẦN I.

Nhưng vấn đề ở cây dầm số 2, màu đỏ bên dưới là gì? (Biết được dầm trong phòng học cao 600mm, thì thông thường dầm hành lang giật cấp 50mm => dầm cao 550mm là đẹp, đi sắt thép quá chuẩn).

“Đời không như là mình tưởng” Hàng lang phải đi hệ thống ống chữa cháy, điện, nước,..thì thông thường đường ống cần 200mm. Vì thề dầm chỗ này chỉ còn có 550mm trừ đi 200mm chỉ còn 350mm mà thôi. Như hình dầm số DS55 bên dưới:

NHỮNG ĐIỀU MÀ NHÀ TRƯỜNG KHÔNG DẠY BẠN -P2 -Vobaotoan.com
NHỮNG ĐIỀU MÀ NHÀ TRƯỜNG KHÔNG DẠY BẠN -P2 -Vobaotoan.com

Ở đây dầm DS55 đáng ra là 350mm nhưng lại thiết kế 400mm =>phải hạ cote cao độ trần xuống => tốn tiền cho trần thạch cao. Bên cạnh đó được cho là thiết kế KÉM.

2.DẦM HÀNH LANG TIẾT DIỆN NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?

Quay lại dầm số 1:(DS55a): Thì cứ làm theo quán tính, chiều dài nhịp giống như dầm số 2 nên cho cùng tiết diên cho đỡ vẽ NHƯNG đây là dầm biên. Thì chúng phải có tiết diện nhỏ nhất là bằng dầm trong nhà.(Trong trường hợp này phải cao 600mm là min).

NHỮNG ĐIỀU MÀ NHÀ TRƯỜNG KHÔNG DẠY BẠN -P2 -Vobaotoan.com
NHỮNG ĐIỀU MÀ NHÀ TRƯỜNG KHÔNG DẠY BẠN -P2 -Vobaotoan.com

Câu hỏi ở đây:”Nếu làm dầm DS55a (dầm số 1) có tiết diện như dầm DS55(dầm số 2) thì điều gì sẽ xảy ra?”. Vâng, sẽ tốn thêm chi phí làm thêm vách đứng trần thạnh cao cho vị trí này => tốn tiến không đáng có =>được xem là mới vào nghề. Mà mình tin bất cứ ai cũng không muốn nghe điều này đến tai mình phải không nào?

Có thể đây là SAI LẦM trong thiết kế mình từng trải qua nhưng không phải là của bạn nhé.

Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề này TẠI ĐÂY.

“Con đường ta đi thì còn rất dài và nhiều thử thách đang chờ ta “
– Daniel Võ –

VÕ BẢO TOÀN
Zalo : 0784.414.186
Fanpage : https://bitly.com.vn/E5C2i
Website : https://vobaotoanl.com/
Group Facebook : Seeding engineer
Kênh Youtube : vobaotoan-youtube
Group Read book: https://www.facebook.com/groups

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *