MÓNG BĂNG CÓ BỐ TRÍ THÉP LỚP TRÊN CHO BẢN MÓNG?

Móng băng có bố trí thép lớp trên cho bản móng không? Cùng tìm hiểu quan điểm thiết kế móng băng, để tìm câu trả lời. Tìm hiểu ngay! “Ăn để …

TÍNH CHIỀU DÀI NỐI THÉP – THEO TCVN 5574:2018 – EXCEL 80

Tính chiều dài nối thép – theo TCVN 5574:2018 cần những thông số gì? Những điểm cần chú ý khi tính toán chiều dài nối thép? Tìm hiểu ngay! Trong cuộc …

CHỌN COMBO NÀO ĐỂ TÍNH SỐ LƯỢNG CỌC TRONG ĐÀI?

Chọn Combo nào để tính số lượng cọc trong đài? Căn cứ vào đâu, để ta áp dụng Combo đó để tìm ra số lượng cọc? Tìm hiểu ngay! “Đi tìm …

Kỹ năng dùng SAFE 10: Vẽ Design strips cho đài móng như thế nào? Nên chọn bề rộng dãi là bao nhiêu cho hợp lý? Tìm hiểu nhé.

KỸ NĂNG DÙNG SAFE 10: VẼ DESIGN STRIPS CHO ĐÀI MÓNG  NHƯ THẾ NÀO? - Vobaotoan.com
KỸ NĂNG DÙNG SAFE 10: VẼ DESIGN STRIPS CHO ĐÀI MÓNG NHƯ THẾ NÀO? – Vobaotoan.com

“Đừng mong đợi thấy thế giới sáng sủa, nếu bạn không thay đôi kính đen”
– Thomas Stearrs Eliot –

Trong quy luật của vũ trụ bao giờ cũng tồn tại 2 thứ luôn đối nghịch và song hành cùng nhau như:”Thiện và ác, nhân và quả”,…và cùng với đó chính là cảm xúc của chúng ta” Hạnh phúc và sợ hãi”. Chúng ta sẽ sợ hãi khi nào? Thường chúng ta sẽ sợ hãi khi lần đầu tiên đặt chân từ quê nhà lên một thành phố lớn để học tập và sinh sống mà chẳng biết nó ra thế nào? Cũng có thể đi giao tiếp với người nước ngoài mà chẳng biết 1 chút gì về “ín lịch” cả hay phải làm một điều gì mà cảm thấy thiếu chắc chắn, ngoài tầm kiểm soát của chúng ta…Sẽ còn nhiều và rất nhiều liên quan đến sự sợ hãi này giống như khái nhiệm “Vùng An Toàn “ vậy. Nhắc đến đây sao tên mình lại sung sướng đến thế này?

Cũng như nhiều bạn khi mới bắt đầu đi làm, tính móng bằng SAFE thì việc vẽ bề rộng STRIPS như thế nào để tính thép là hết sức quan trọng. Vì nghe mấy đàn anh bảo, thiết kế là phải tiết kiệm thép, phải tính kỹ cho chủ đầu tư, để sau này còn nhận công trình tiếp theo mà làm. Vì thế với một ÍT kinh nghiệm trong quá trình làm việc với SAFE về thiết kế đài móng (sàn), mình xin đưa ra quan điểm vẽ STRIPS DESIGN qua phần ví dụ minh họa bên dưới:

VẼ DESIGN STRIPS CHO ĐÀI MÓNG  NHƯ THẾ NÀO?

BÍ MẬT TRONG TẦM TAY – CÙNG KHÁM PHÁ

Chắc các bạn chưa quên hình dạng công trình đáng yêu này chứ? Một công trình mang lại cho Toàn khá nhiều bài học hay về chuyên môn và những vấn đề khác trong ngành xây dựng nữa.

Đế cho dễ nhìn hơn, mình chỉ tập tring vào 2 móng điển hình bên dưới: Móng M8 và móng Thang máy.

KỸ NĂNG DÙNG SAFE 10: VẼ DESIGN STRIPS CHO ĐÀI MÓNG  NHƯ THẾ NÀO? - Vobaotoan.com

Một câu hỏi kinh điển của mình khi mới đi làm với bộ óc trong rỗng đó là: “Nên vẽ STRISP có bề rộng bao nhiêu?” Toàn sẽ không trả lời mà chỉ nêu lên và các bạn hãy tìm câu trả lời cho chính mình nhé.

Thói quen của mình là cứ vẽ Tất cả các STRIPS có bề rộng 1m tại tâm lực.

KỸ NĂNG DÙNG SAFE 10: VẼ DESIGN STRIPS CHO ĐÀI MÓNG  NHƯ THẾ NÀO? - Vobaotoan.com
KỸ NĂNG DÙNG SAFE 10: VẼ DESIGN STRIPS CHO ĐÀI MÓNG NHƯ THẾ NÀO? – Vobaotoan.com
KỸ NĂNG DÙNG SAFE 10: VẼ DESIGN STRIPS CHO ĐÀI MÓNG  NHƯ THẾ NÀO? - Vobaotoan.com
KỸ NĂNG DÙNG SAFE 10: VẼ DESIGN STRIPS CHO ĐÀI MÓNG NHƯ THẾ NÀO? – Vobaotoan.com

Khi nhìn vào kết quả trên từ mô hình bề rộng STRIPS từ 1m lên 2m bạn cảm nhận được gì? Chúng có khác biệt nhiều không?

Khi còn nhỏ cho đến lúc lớn, hầu hết chúng ta đều được nghe câu ‘TIẾT KIỆM” từ cách sống cho đến khi đi làm trong bất cứ lĩnh vực gì đi chăng nữa. Ừ, nghe cũng hợp lý nhưng sau này đi nhiều hơn gặp gỡ nhiều người, thấy nhiều công trình mọc lên, học nhiều hơn về các lĩnh vực khác để chém gió cho mạnh thì thực tế lại không như thế. Làm càng tiết kiệm, giá càng thấp thì lần sau lại càng thiệt thòi hơn nữa…Nghịch lý quá phải không? Bạn đã bao giờ rơi vào tình cảnh này chưa?

Chính vì thế, mà nên thay từ “tiết kiệm” bằng từ “PHÙ HỢP” sẽ hợp lý hơn? Chúng ta là người thiết kế, thiết kế phục vụ cho ai? Cho chủ đầu tư phải không nào? Mà chủ đầu tư có phải là người chuyên môn như chúng ta không? Họ có suy nghĩ giống ta không? Mục đích của họ là gì?

  • Như Tòa nhà REE TOWER tại số 11 Đoàn Văn Bơ, Quận 4, TPHCM. Cột từ móng đến mái không thay đổi tiết diện =>khác với tư duy người thiết kế nên giảm tiết cột lại.
  • Hay công trình mà mình đang lấy ví dụ trên:”Thép sàn chỉ đi 1 lớp trên và 1 lớp dưới chạy suốt => có nhiều chỗ rất dư nhưng họ không hề bận tâm về điều đó”.
  • Hay công trình cải tạo MOS Project ở đường Nguyễn Huệ, họ muốn nâng 2 tầng, nếu chúng ta thiết kế TIẾT KIỆM thì chủ đầu tư muốn nâng tầng, chúng ta dám nhận làm không? Nếu không thì chúng ta đã mất đi 1 việc làm trong thời buổi kinh tế tạm xem là khó khăn này phải không nào?

Xem các bài viết khác liên quan đến chủ đề nàyTẠI ĐÂY.

“Chúng ta luôn đi tìm sự khác biệt chó chính mình,
Mà quên rằng mỗi chúng ta sinh ra đã là sự khác biết lớn nhất”.
– Daniel Võ –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *